Sun: 12/22/2024 |    Đăng nhập | Gia nhập | Liên hệ

VIDEO NHẠC MP3 |  TRUYỆN |  CHATROOM |  LOVE |  TIN TỨC BÁO NAILS |  ĐỔI BẰNG NAILS |  VinaMAX-NAIL SUPPLY 
Mục lục: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z  
 
Dành cho QC3:

0 Lưu lại | XEM PHIM
Thương nhớ đồng quê ()


Xem: 188082 |
Phê bình: 8
Nguồn: youtube
Cập nhật: utnhi (12 năm trước)

Thương nhớ đồng quê

by Phạm Thu Hằng

Qua lời kể của Nhâm (Tạ Ngọc Bảo), một thanh niên nông thôn sống trong ngôi làng không biết tên, một cái làng giống như bao cái làng khác trên dải đất Việt Nam này, cuộc sống của những người nông dân mà ở đây là mẹ, là chị dâu, là thím…của Nhâm hiện ra với biết bao cực nhọc và vất vả.

Bên cạnh việc đồng áng hàng ngày, đời sống tinh thần của họ cũng hiện lên, qua con mắt của Nhâm với niềm cảm thông và nỗi buồn vô hạn. Và câu mọi chuyện chỉ thực sự diễn ra khi có sự xuất hiện của Quyên, một người đàn bà có họ hàng với Nhâm từ Mỹ trở về. Ở vào cái độ tuổi bẻ gẫy sừng trâu, trái tim Nhâm đã xao xuyến và nảy sinh những tình cảm luyến ái đầu đời với Quyên khi lén lút ngắm Quyên tắm dưới sông. Ngữ, chị dâu Nhâm, đau khổ vì chồng bỏ đi biền biệt, Ngữ sống trong sự nhẫn nại, chịu đựng nỗi đau một mình dưới cùng một mái nhà với mẹ chồng và hai đứa em chồng. Trong những tháng ngày dài đằng đẵng đó, cô coi Nhâm là chỗ dựa duy nhất về tình cảm tuy chưa khi nào Ngữ nói ra Nhâm cũng không hề biết điều đó. Ngữ ghen và hằn học, lạnh nhạt với Quyên khi thấy sự trở về của Quyên dường như làm đảo lộn mọi thứ. Quyên lúc này trở thành tâm điểm của sự chú ý, đặc biệt là của Nhâm. Trong một đêm đập lúa đến tận khuya, hẳn không chịu đựng được nỗi cô đơn và niềm đau khổ bị chồng phụ bạc, Ngữ đã ôm chầm lấy Nhâm và mặc cho cảm xúc trong cô òa vỡ. Giây phút đó, cũng là giây phút khiến cho Nhâm nhận ra mình đã không còn là một cậu bé nữa. Nhâm đã trở thành một người đàn ông thực thụ. Bên cạnh câu chuyện của chị Ngữ, còn một vài câu chuyện khác về những người đàn bà khác cũng được nhìn nhận dưới con mắt của Nhâm. Đó là câu chuyện về ông giáo già, vì lòng trắc ẩn đã cưu mang một cô gái và mang cô ta về làng sinh sống, coi như vợ lẽ của mình. Trong một buổi tối đi về, Nhâm phát hiện ra cô ta ăn nằm với chính ông chú ruột của mình. Nỗi buồn của Nhâm cứ thế kéo dài và dường như là cảm xúc chủ đạo trong cả bộ phim. Nỗi buồn ấy còn bị đẩy lên đến mức đau đớn khi cậu nghe tin em gái mình, Minh, bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Cảnh kết phim là hình ảnh Nhâm lên đường đi bộ đội với lời hứa ra đi rồi sẽ trở về. “Thương nhớ đồng quê” là một bài hát ru man mác về nỗi buồn của Nhâm, một nỗi buồn đã trở nên quá lớn, đã vượt quá khỏi cái giới hạn mà ở vào độ tuổi của Nhâm có thể mang vác được. Đó không chỉ là nỗi buồn của cá nhân Nhâm, mà trong tâm hồn của một cậu bé nhạy cảm 17 tuổi giỏi văn, đó là nỗi buồn thương cho những thân phận người, những kiếp người bị đày ải, bị giam nhốt trong những cánh đồng mênh mang bất tận ở nông thôn Việt Nam. Cậu bé Nhâm, bỏ học sớm, nhường cơ hội học hành cho em gái, chưa một lần bước chân ra khỏi lũy tre làng, quanh năm suốt tháng chỉ biết đóng gạch, đốt lò, đi thăm đồng và làm trò cấy hái, bỗng một ngày trái tin non nớt ấy xao xuyến vì hình bóng một người đàn bà thị thành. Giây phút Nhâm gặp Quyên ở bến tàu là giây phút gây cho Nhâm sự choáng váng và cảm giác kỳ ảo, sự kỳ ảo về những cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, chưa từng xuất hiện trước đây trong cuộc sống đồng áng vất vả của Nhâm. Cảm xúc ấy dần trở nên mãnh liệt khi cậu lén nhìn Quyên tắm, cậu bất giác tiến lại gần và cầm tấm áo của cô lên, hít sâu vào lồng ngực hơi hướm của một người đàn bà, một kẻ mang tính nữ. Tuy nhiên, đó cũng chưa hẳn là tình yêu mà mới chỉ là những rung động mãnh liệt của cậu trai mới lớn khi cậu ta nhìn thấy cơ thể đầy nhục cảm của một vật thể khác giới. Nỗi buổn của Nhâm bắt đầu từ đó, từ khi Nhâm nhận thức được rõ ràng tư cách một người đàn ông trưởng thành trong mình. Nỗi buồn này do Nhâm tự vận lấy, nỗi buồn cho làng quê của Nhâm và những người sống quanh Nhâm. Âm nhạc đã làm rất tốt vai trò giữ cho phim một giai điệu buồn thương man mác. Một bộ phim làm về nông thôn trên nền nhạc của tiếng sáo da diết, tiếng đàn bầu nỉ non dẫn dụ làm lay động đến tận sâu trái tim khán giả. Âm nhạc không chỉ gợi ra bối cảnh làng quê với những dải đồng mênh mang xanh ngắt bất tận, mà nó còn là những mảng màu tối, những giai điệu đượm buồn da diết thấu hiểu tâm trạng nhân vật, miêu tả tâm hồn Ngữ. Nó còn cho thấy sự bồi hồi xao xuyến của Nhâm khi chở Quyên về nhà trên chiếc xe đạp của mình. Cộng với lời voice off của Nhâm, “đây là lần đầu tiên tôi đèo một cô gái” và cảnh máy quay lia xuống đặc tả nhịp nhấn pê đan, tất cả, hòa quyện lại thật nhịp nhàng, hồ hởi, đầy xúc động. Không chỉ là tiếng sáo, tiếng đàn bầu gợi những lay động sâu thẳm, trong phim, cảnh Nhâm đi bắt ếch và cảnh ăn cơm ở nhà thím Nhâm, cả không gian bao quanh đó mang vẻ bình yên đượm buồn vây bọc trong âm thanh của tiếng côn trùng kêu rỉ rả, tiếng ếch nhái uôm oam “Thương nhớ đồng quê” sử dụng nhiều cảnh toàn với các cú pan chậm và nhẹ nhàng tạo cảm xúc dàn trải miên man. Đầu phim, cảnh Nhâm đi ra thăm đồng, bóng Nhâm nhỏ bé đi giữa cánh đồng trải rộng và xanh ngăn ngắt. Ngay trong cảnh này, những động tác máy đã thổi vào phim một tâm trạng, một không khí buồn như báo trước âm hưởng của toàn bộ phim. Không chỉ là các cú quay toàn cảnh, những đường pan và long take đi theo vợ ông giáo từ nhà bếp lên nhà trên, cảnh Ngữ đi làm đồng về …khiến cho nhịp, tiết tấu phim trở nên dàn trải và nhịp nhàng.

Màu sắc chủ đạo trong “Thương nhớ đồng quê” là xanh, vàng và tối. Những gam màu ấm nóng và tươi sáng là cảnh đồng quê yên ả thanh bình, còn phần lớn cảnh sinh hoạt trong gia đình, những cảnh nội, màu sắc chủ yếu là tối. Cách sử dụng những mảng màu tối trùm lấp lên cả một khoảng không trong nhà, và ánh sáng nhợt nhạt phản chiếu lên tường nhà, lên khuôn mặt mẹ Nhâm, thím Nhâm…cho thấy cuộc đời, thân phận của những người đàn bà chịu nhiều đau khổ. Cảnh ở nhà ông giáo, luôn là những mảng màu đối lập, máy quay được đặt trong nhà, ông ngồi trong bóng tối và hướng về phía cửa, phía ấy là một màu xanh ngắt của bóng cây và tươi sáng cùa vườn chuối . Ánh sáng sử dụng ở đây hoàn toàn nằm trong dụng ý miêu tả nhân vật, nó phản ánh tâm hồn, cuộc sống của ông, cách ông nhìn đời và thái độ của ông với đời, một cái nhìn giàu lòng vị tha và độ lượng.

Thủ pháp edit cũng là một cách được sử dụng dắc lực trong phim. Cảnh Ngữ rê thóc được cắt thành nhiều đoạn, máy quay lia xuống đặc tả bước chân cô rê một cách vô cảm, những vòng quay lặp lại, luẩn quẩn như chính cơn cớ cô đang mắc phải lúc này, như chính cuộc đời hẩm hiu của cô. Tiếp sau đó là cận cảnh khuôn mặt Ngữ, máy lên cao cho thấy toàn cảnh công việc Ngữ đang làm. Ngữ không rê thóc, Ngữ không làm gì cả, cô như đang đau đớn luẩn quẩn trong chính cái vòng do cô tạo ra, nó càng ngày càng thít chặt. Bên cạnh những điểm mạnh, bộ phim còn một vài nhược điểm khiến ta chưa thật thỏa mãn. Diễn xuất của hai diẽn viên nhí (Minh và Mỵ) chưa thuyết phục và thiếu tự nhiên. Quyên là nhân vật xuất hiện ngay đầu phim và ta cứ nghĩ rằng cô là nhân vật chính nhưng lại không phải, cô không gây được ấn tượng gì nhiều bằng diễn xuất và câu chuyện của mình.

Vượt lên trên tất cả những điều đó, “Thương nhớ đồng quê” khép lại bằng hình ảnh của Ngữ đang cấy lúa trên cánh đồng. Hnh ảnh về một cái kết mở ọng lại trong người xem một nuỗi buồn mênh mang chưa có hồi kết về ngôi làng của cậu bé Nhâm.

Photo by Hãng phim truyện Việt Nam



187658 0
187669 32
Phim VietNam
Du lịch miền Tây .&./ (8 tập) Phú Quốc 2012
187631 0
Phim VietNam
TÔI VÀO ĐỜI Phim Truyện Tình Cảm Xã Hội
187739 1

© 2003 - 2012 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com"khi bạn phát hành lại thông tin từ website này