Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Đánh con, cha mẹ 'ăn quả đắng'
“Dường như con tôi mất cảm giác, khi cháu nghịch tôi đánh rất đau mà cháu chẳng khóc lóc gì, thậm chí đánh gẫy cả roi mà nó cứ trơ ra, rồi lại tiếp tục nghịch ngợm, láo lếu…", anh Bình, ở Biên Hòa, Đồng Nai kể với chuyên gia tâm lý về đứa con 5 tuổi của mình.
>

Không chỉ riêng trường hợp này, nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn xem giáo dục bằng phương pháp trừng phạt kiểu “roi vọt” là thượng sách, nhất là với lứa tuổi mà hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo.

Họ đánh đập con mỗi khi trẻ phạm lỗi, lúc đầu chỉ là hù dọa, nhưng khi không kiềm chế được cơn bực dọc là lại đánh tới tấp, còn trẻ thì ngày càng lì lợm, tìm cách chống đối lại cha mẹ. Một số bậc cha mẹ quá lúng túng đành chấp nhận giải pháp này và xem là cách duy nhất để giáo dục con.

Cu Bi, con anh Phạm Minh Hữu (ở Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai), mỗi ngày đều lãnh đủ ít nhất một trận đòn, nhiều có thể năm sáu trận. Anh chị đều là công nhân, sáng đi tối về, cháu ở với bà nội. Cậu bé 4 tuổi này có khí chất hoạt nên luôn tỏ ra hiếu động, tìm đủ mọi cách nghịch ngợm. Mỗi khi cha mẹ đi làm, cậu rủ mấy đứa trẻ hàng xóm sang cùng phá phách đồ đạc trong nhà, hoặc tháo tung máy ảnh của bố... Mặc dù rất thương con nhưng anh Hữu cũng không biết dùng cách nào khác ngoài đánh, vì nhắc nhở, quát tháo nhiều lần chẳng ăn thua.

Các bài cùng chủ đề:- Dạy con bằng 'nắm đấm'- Trẻ bị đánh nhiều lần dễ có tư tưởng bạo lực- Đánh con từ nhỏ khiến trẻ hung hăng

Cuộc khảo sát gần đây của một số giảng viên tâm lý học ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 cho thấy: Trong số 300 phụ huynh ở Biên Hòa, Đồng Nai được hỏi, có đến 70,5% cho rằng mình hay sử dụng roi vọt khi con không vâng lời, 80% cho rằng nếu nhắc nhở lần đầu không được thì cần thiết phải dùng roi vọt.

Ngoài ra, 70% số phụ huynh không phải là công chức đồng ý biện pháp cứng rắn này. Số còn lại là công chức thiên về dạy con bằng nhắc nhở, ân cần chỉ bảo, khuyên giải...

Theo các nhà tâm lý, đánh con chỉ chứng tỏ rằng cha mẹ thiếu kỹ năng giáo dục trẻ. Thực tế những người này ít có điều kiện để chăm sóc gia đình, cũng như do tính chất của công việc nên mỗi lần con trẻ vi phạm họ khó kiềm chế được cảm xúc và hành vi của mình.

Sử dụng roi vọt luôn là hạ sách và gây hậu quả nghiêm trọng. Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh rằng, roi vọt là thứ yếu trong tất cả các phương pháp giáo dục, và cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không nên đánh đập con.

Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ sự phát triển tâm lý theo độ tuổi để ứng xử với con cho phù hợp. Ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo thì hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo, các em đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra thế giới xung quanh, chính vì vậy việc tìm hiểu thế giới đồ vật lại càng có ý nghĩa quan trọng. Việc tháo gỡ đồ chơi, thậm chí làm hỏng hóc vật dụng trong gia đình chính là sự khám phá của con trẻ, chứng tỏ rằng chúng cũng có thể làm được những việc như người lớn.

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn “khủng hoảng ở tuổi lên 3”, những đứa trẻ 3 - 4 tuổi mà không biết nghịch ngợm khám phá thì thật nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như tương lai sau này.

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, với phương châm “học mà chơi, chơi để học”, trong đó hoạt động vui chơi giải trí vẫn chiếm vai trò quan trọng, do vậy, giai đoạn này cần kích thích các hoạt động vui chơi giải trí ở trẻ, góp phần phát triển trí tuệ.

Đồng thời các chuyên gia tâm lý cũng lưu ý rằng: Dùng roi vọt ở mức độ nào đi chăng nữa cũng để lại những chấn thương tinh thần, còn gọi là vết hằn tâm lý. Những vết hằn đó được lặp đi, lặp lại nhiều lần trở thành vết đen trong tâm hồn trẻ thơ. Khi có điều kiện thì vết hằn này có thể nhanh chóng bộc lộ. Điều này giải thích vì sao những đứa trẻ sinh ra trong gia đình cha mẹ hay bạo lực thì con cái của họ thường có xu hướng bạo lực. Một số trẻ lại càng lì lợm hơn.

Như vậy, trang bị kỹ năng giáo dục con trẻ là điều hết sức cần thiết đối với các bậc phụ huynh hiện nay. Tránh việc lạm dụng roi vọt ảnh hưởng đến nhân cách con trẻ. Cha mẹ luôn nhớ rằng giáo dục, thuyết phục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Không có đứa trẻ vốn sinh ra đã hư hỏng, mà chỉ là do quá trình giáo dục gia đình, quá trình tập nhiễm từ xã hội, nhất là phương pháp của các bậc phụ huynh.

Nguyễn Văn CôngGiảng viên Tâm lý học Trường Sĩ quan Lục quân 2


Tin đã cập nhật trước đó
   “Đột nhập” vào tâm trí...
Nếu bạn chưa đủ hiểu phái mạnh để có cách ứng xử phù hợp hơn với họ, những thông tin...

   Hài hước chuyện bất đồng
Mỗi khi bố mẹ chồng nói, nghe không rõ cô lại: “Hả, bố nói gì?”, rồi lại “ờ”. Hai ông...

   Khi con trót “ăn trái...
“Ngày... tháng... năm... Mình và H. đã đi quá giới hạn của tình yêu mất rồi, cái cảm giác vừa...

   Quyền thăm con
Thực tế, nhiều người chưa hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly...

   Làm chồng thời @
Vai trò người đàn ông trong gia đình thời nay khác xưa rất nhiều, bởi phụ nữ đã được trọng...

   Chị vợ
Lần đầu ra mắt gia đình vợ, tôi ấn tượng ngay với chị bởi cách nói năng rổn rảng, thiệt...

   Mệt đứt hơi vì vợ...
Cả tháng nay, anh Tuấn thấy mệt nên trốn “chuyện đó”. Nhưng vợ anh liên tiếp dùng những chiêu thức...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top