Phụ nữ chuyển sang thời kỳ mãn kinh nhanh chóng là để có thể tiếp quản vai trò làm bà, một nghiên cứu vừa khẳng định. | |
Các nhà khoa học từ lâu đã băn khoăn tại sao chỉ có loài người, cá kình và cá voi hoa tiêu là ngừng sinh nở tương đối sớm trong vòng đời của mình. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Exeter và Cambridge (Anh) giờ đây tin rằng điều đó cho phép phụ nữ (và con cái của hai loài trên) có nhiều thời gian hơn để dạy dỗ con gái mình cách tạo dựng một gia đình. Công bố trên Proceedings of the Royal Society B, nghiên cứu này được xem là công trình đầu tiên đưa ra môt lời giải thích hợp lý cho việc tại sao con cái của những loài đặc biệt này lại ngừng sinh nở sớm, trong khi vẫn còn sống thêm hàng chục, thậm chí vài chục năm nữa. Hầu hết con cái của các loài sống lâu khác đều tiếp tục sinh nở cho đến tận cuối đời. Nhưng loài người và các loài cá voi có răng lại không như vậy, mà trải qua giai đoạn mãn kinh khá sớm. "Mặc dù những hành vi xã hội của ba loài này rất khác nhau, song đều có một điểm chung: đó là hệ thống xã hội khiến cho các con cái trở nên có quan hệ gần gũi hơn với đồng loại xung quanh khi già đi", tác giả cho biết. Ở người (và hai loài cá voi trên), xu hướng thường thấy là các cô gái trẻ đi theo chồng. Điều đó có nghĩa là họ bắt đầu cuộc sống sinh sản trong một gia đình mới không có quan hệ huyết thống (nhà chồng). Nhưng đến khi con họ bước vào tuổi sinh nở, các phụ nữ này sẽ có quan hệ huyết thống gần hơn với người nhà chồng, và có thể lựa chọn giảm bớt thời kỳ sinh nở của mình để giúp đỡ chăm cháu. Ngược lại, ở các loài thú sống lâu khác, thông thường con đực sẽ bỏ đàn mà đi để nhân giống, và con cái sẽ ở lại với mẹ chúng. Trong trường hợp này, các con cái đã già vẫn có thể tiếp tục sinh sản. T. An |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|