Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Tiếng trống lân rộn rã phố phường
"Tùng tùng cắc tùng tùng...", tiếng trống lân mừng Trung thu vang lên khắp các nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, vào từng nhà, theo sau là đoàn trẻ rồng rắn nói cười làm nên không khí Tết thiếu nhi dung dị mà ấm áp.

Hễ đoàn lân đi đến đâu là trẻ con ở khu đó lại ù té ra đường để bám theo đuôi và chọc ghẹo ông Địa. Khi được ông "mặt cười" xoa đầu và phe phẩy chiếc quạt to, bọn trẻ lại thích thú cười khúc khích. Trên đường Tên Lửa, quận Bình Tân, TP HCM, mỗi tối có hàng trăm "khán giả" nhí lũ lượt đi theo đoàn lân, nhiều người lớn đi ngang thấy thế cũng dừng xe lại hưởng ứng.

* Clip đội lân nhí vào nhà chúc phúc gia chủ

Chị Hoa, chở đứa con trai 4 tuổi trên xe máy đi rà rà theo đoàn lân suốt từ chiều đến tối ngày 21/9 (13/8 Âm lịch) cho biết, bé Dũng rất thích lân, chỉ cần nghe tiếng trống từ xa là cu cậu nhận ra ngay, có khi đang ăn cơm cũng bỏ đó và đòi mẹ dẫn đi xem cho bằng được.

"Thằng bé mê lân lắm, những ngày thường nó cứ đòi tôi mở đĩa VCD xem lân biểu diễn cho 'đỡ ghiền'. Đặc biệt vào trung thu hễ khi nghe loáng thoáng giai điệu trống lân là nằng nặc đòi mẹ chở đi xem. Thế là cả buổi tối hai mẹ con tôi bám theo đuôi lân cho đến khi đám múa tan thằng bé mới chịu về", chị Hoa vui vẻ nói.

ưefgaw
Trẻ con, người lớn nườm nượp hòa theo tiếng trống lân đón Tết trung thu. Ảnh: Ngoan Ngoan.

Ông Trương Văn Liêm, 78 tuổi, nhà ở quận Bình Tân cho biết, hồi còn nhỏ ông hay nghe người lớn kể về sự tích của điệu múa lân, trong đó ông Địa là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành đã hóa thân thành người và chế ngự được con quái vật (con lân) từ dưới biển lên trần gian phá hoại. Từ đó, đến trăng tròn trung thu mỗi năm ông Địa lại dẫn chú lân xuống núi chúc Tết mọi người, đi đến đâu là ban phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào.

Không biết truyền thuyết ấy có từ bao giờ, song từ khi sinh ra và lớn lên, ký ức tuổi thơ của ông Liêm đã gắn bó với hình ảnh con lân trong đêm hội đón trăng mỗi khi mùa thu về. Ông bảo, hồi ấy ở miền quê thanh bình, bọn trẻ con háo hức chuẩn bị trung thu từ rất sớm bằng việc làm đuốc, ống thục và cắt giấy dán đèn để chờ đến đêm rằm đi theo đoàn lân rước đèn từ đầu đến cuối xóm.

"Cũng từ những niềm vui giản dị ấy đã làm nên tình thân ái gắn bó giữa hàng xóm láng giềng chúng tôi với nhau. Ngày nay mỗi khi có dịp gặp lại bạn bè xưa là chúng tôi lại rôm rả ngồi lại chia sẻ những cảm xúc, những kỷ niệm đẹp ngày ấy sao cứ như mới ngày hôm qua vậy", ông Liêm phấn khởi nói trong khi móc tiền trong túi để thưởng cho chú lân sau màn múa đẹp mắt.

Tuy nhiên, ông lão có mái tóc bạc như ông Tiên này cũng lo lắng, hiện nay các đoàn múa lân đường phố ở Sài Gòn đang ít dần đi khiến các trẻ em ở đây gần như không biết đến không khí ngày Tết của mình. "Đâu phải Trung thu chỉ ăn bánh và ngồi nhà xem chương trình văn nghệ trên ti vi là đủ. Đã Tết, ngày hội của thiếu nhi thì người lớn cần phải phải quan tâm tổ chức những hoạt động rước đèn, múa lân thu hút các em tham gia thì ngày hội mới thực sự ý nghĩa", ông Liêm băn khoăn.

Trẻ con cười thích thú khi được sờ vào đầu lân hoặc chọc ghẹo ông "mặt cười". Ảnh: Ngoan Ngoan.

Trên nhiều tuyến đường khác của thành phố vào những đêm trăng sáng, các "vũ công" lân vẫn hồ hởi kéo trống đi dọc các con phố, ngõ hẻm, hễ thấy nhà nào còn sáng đèn là ghé vào múa cầu hỷ để mong được thưởng hầu bao.

Mỗi lần vào nhà ai, ông Địa vái chào gia chủ rồi làm trò cho trẻ em, người già cười. Sau màn múa, lân được gia chủ thưởng hầu bao, thường là tiền được đặt trên cao, có khi buộc trên cành tre, lân phải vươn người lên và há miệng ngoạm lấy. Sau khi ngậm được tiền, lân sẽ gục gặc đầu cảm tạ. Đến cuối cùng, ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ rồi cùng đoàn lân sang nhà khác. Cũng có nhiều nhà quên không bật điện cổng, lân đi qua tưởng mọi người đã ngủ nên không ghé vào. Chủ nhà thấy thế liền chạy theo năn nỉ đoàn quay lại múa chúc vui cho gia đình.

Hiện nay không những tại thành phố mà ở nhiều xóm nghèo miền quê, bầu khí lễ hội cũng tràn ngập khắp thôn xóm, nhiều đội lân lớn nhỏ cũng nườm nượp nối đuôi nhau đến từng nhà để múa cầu hỷ. Em Chung, dẫn đầu đoàn lân xứ đạo Gò Xoài, Đồng Nai, cho biết đội lân của làng em phải tập dợt từ hơn một tháng trước để chuẩn bị múa trong 3 ngày rằm này. Toàn bộ số tiền thưởng, các em để dành mua bánh kẹo và tổ chức văn nghệ đón trăng cho hơn 200 trăm em thiếu nhi trong làng và các vùng lân cận.

đâ
Sau khi đoàn lân múa góp vui, gia chủ thích thú thường tiền cho cho ông Địa. Ảnh: Ngoan Ngoan.

Múa lân - sư - rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông...và được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán và Trung Thu.

Mỗi đoàn múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân nhiều màu sắc với cái đuôi vải do người khác cầm đằng sau, cả hai mô phỏng điệu bộ của con vật theo nhịp trống. Dẫn đầu đoàn là ông Địa bụng phệ, mặt cười toe toét, tay cầm chiếc quạt lớn phe phẩy giỡn lân và làm trò vui cho mọi người. Toàn bộ âm thanh làm nên không khí rộn ràng được tạo ra từ giàn nhạc cụ gồm trống thanh la, não bạt, cồng...

Ở nước ta, bà con thường treo giải cho lân bằng một số tiền được buộc trong một miếng vải đỏ đặt lên cao hoặc treo cùng bắp cải, rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này, còn ông Địa chỉ phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân thể hiện sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Ngoan Ngoan


Tin đã cập nhật trước đó
   Bán nhà vì hàng xóm...
“Vài hộ đã bán nhà để con cái có nơi yên tĩnh học hành, còn tôi liên tục khiếu nại...

   Bé chạy nhảy nhiều thì...
Nếu muốn con bạn đạt điểm cao ở trường, hãy để bé vận động càng nhiều càng tốt.

   Những chiêu giữ chồng kỳ...
Thấy chồng mình cao to đẹp trai, ăn nói có duyên lại được nhiều người khen, để giữ chồng, chị...

   Bộ sưu tập lạ của...
Cả trăm khối đá được cấu tạo từ thạch anh, gỗ hóa thạch, mã não, ngọc lam, với nhiều hình...

   Chuyện về người bị chẩn...
Năm 18 tuổi cậu bé Donald đã khiến nhiều người ngạc nhiên bởi ẩn dưới những cử chỉ có vẻ...

   Ngọt ngào mùa vú sữa...
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa vú sữa, nổi tiếng thương hiệu Lò Rèn ở Vĩnh Kim (Tiền...

   Tự tử vì vợ không...
Ít ngày sau khi vợ sinh đứa con gái thứ 3, anh Hồ Văn Nhớ ở Quỳnh Lưu (Nghệ An)...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top