Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Thấp thỏm lo người thân ở miền quê lũ lụt
Đứng ngồi không yên vì không thể liên lạc được với gia đình ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, Thanh (Phương Mai, Hà Nội) cả đêm qua mất ngủ, đau đáu canh chừng chiếc điện thoại. Hai bên nội ngoại của cô đang phải vật lộn ở vùng lũ.

Gian nhà ngói của mẹ đẻ Thanh giờ nước ngập đến đầu, bao nhiêu tài sản, đồ đạc, lúa, lạc đều được sơ tán hết lên gác xép. 5 người chen chúc trong khoảng không chưa đến 20 m2, không có chỗ mà nằm.

"Có bình gas nên có cái mà đun nấu, nhưng lại không có nước sạch để dùng. Quần áo bẩn mặc xong hoặc vứt đấy hoặc giặt bằng nước lũ. May nhà bên cạnh có bể nước xây cao không bị ngập nên còn có chỗ mà xin, nhưng cũng phải tiết kiệm. Nhà nào có trẻ sơ sinh mới dám xin nước về để tắm tráng", Thanh kể.

Cô buồn bã cho biết, giờ bố mẹ, bà và hai em cô chỉ biết ngồi trên nóc nhìn xuống, đợi đến khi nước rút.

Trận lụt lịch sự khiến nhiều nhà dân ở khu vực rốn lũ Hương khê, Hà Tĩnh bị ngập trong nước. Ảnh: Hà Khoa.

3 tuần trước bố chồng cô ra Hà Nội để mổ, được mấy ngày thì ở nhà lũ lụt. Chỉ còn mình bà mẹ chồng cô chống trọi với nước tứ phía.

"Gọi điện về thấy bà kêu sợ, cả đêm thức trắng không ngủ được vì lo lũ lại lên. Khổ, một mình bà ở nhà thấy lo quá, trước mặt nhà là con sông, bên trái là thửa đất vườn rộng mênh mông, bên phải lại là đường, đằng sau có một nhà ở nhưng họ chuyển đi Nam, nhà bỏ không. Không có gì để ăn ngoài muối với lạc", Thanh nói.

Cô cho biết thêm, mỗi lần gọi điện, mọi người ở quê đều bảo gọi ít thôi, không điện thoại hết pin, không có điện để sạc. Từ hôm qua cả hai máy điện thoại ở hai nhà đều hết pin. "Giờ chỉ còn biết hy vọng nước sớm rút", cô thở dài.

Còn anh Hùng, 35 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội dù đã xa quê hơn 10 năm nhưng ngày nào anh cũng lên mạng, xem tivi ngóng tin tức ở quê nhà miền Trung. Cả gia đình anh giờ đã chuyển lên đây để sống nên anh cũng không phải phấp phỏng mỗi lần có lũ.

"Nhìn cảnh nước lũ tràn về, cuốn trôi đi tất cả con người, của cải, cây đối, nhà cửa mà thấy đau lòng quá. Ngày trước còn ở quê, cứ đến mùa lũ lại nơm nớp lo nhưng có lẽ chưa có đợt lụt nào dữ dội như đợt này. Cơn lũ cũ vừa dứt được mấy ngày cơn lũ mới lại đến", anh trầm giọng nói.

Bố mẹ anh ở trên này, ngày nào cũng gọi điện mấy lần cho họ hàng ở quê. Nghe các cụ kể lại, giờ nhà nào cũng như ốc đảo bị cô lập. Chỗ nhẹ thì ngập đến đầu gối, nơi nào nặng thì ngập đến tận mái nhà. Đi lại thì bằng thuyền hoặc là phương tiện tự chế, anh kể lại.

Cũng sinh ra và lớn trên dải đất miền Trung, mấy ngày nay Huyền, nhân viên kế toán của một công ty xây dựng ở quận 2, TP HCM, cũng đang trong tâm trạng thấp thỏm không yên. Sinh ra ở Triệu Trạch, Triệu Phong, Quảng Trị nhưng học hết cấp 3, cô chuyển vào TP HCM học đại học, ra trường rồi xin việc ở đây luôn.

Nghe đài báo, tivi thông báo trận lụt lịch sử ở nhà, ngày nào cô cũng gọi điện về hỏi han. Nhưng thương con gái ở xa, không muốn con lo nên lần nào bố mẹ cô cũng chỉ nói: "Ở nhà không sao cả. Con đừng lo, cố gắng mà làm việc".

"Nghe bố mẹ nói thế mà mình chảy cả nước mắt. Mình không biết chính xác tình hình ở nhà như thế nào, có thiệt hại gì không, sinh hoạt thế nào chỉ biết lũ tràn vào mấy lần nhưng đều ổn. Nhưng mình đã sống ở quê 18 năm cũng đủ hiểu mưa lũ thì khổ thế nào, bị kẹt giữa bốn bể là nước không biết chạy đi đâu để thoát", Huyền chia sẻ.

Hằng ngày sáng sớm trước khi đi làm cô đều mở tivi để xem tình hình ở quê. Nhìn những con đường trắng xóa nước, nước ngập đến tận mái nhà, người dân chỉ biết trú tạm trên mái nhà đợi nước rút mà nước mắt cô cứ chực trào ra.

Nhiều gia đình phải sơ tản cả nhà lên con thuyền nhỏ để chạy lũ. Ảnh: Hà Khoa.

Tan ca, thay vì vội vã về phòng trọ như mọi khi, mấy hôm nay nhiều công nhân quê Hà Tĩnh, Quảng Trị đang làm việc khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 lại cùng nhau tụm năm tụm ba trước cổng công ty để bàn chuyện "nhà tôi bị nước dâng đến mái", "em tôi bị nước cuốn trôi", trong tâm trạng hoang mang lo lắng.

"Nhà nghèo quá, không có điện thoại, thông thường, mỗi lần muốn hỏi chuyện ngoài quê, bố mẹ phải nhờ điện thoại của người khác, nay bão lũ hoành, việc hỏi thăm càng khó. Tôi chỉ còn biết trông tin từ đài, báo và cầu trời Phật thương tình mà cho bão tan", anh Hải, công nhân may nói. Quá lo lắng cho bố mẹ và hai em nhỏ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, trong giờ làm việc, anh Hải xin phép người quản lý cho mở chiếc radio để nghe ngóng tình hình.

Cùng tâm trạng với anh Hải, từ mấy ngày nay, lúc chiều tối và sáng sớm, nhiều căn phòng trong con hẻm đường Bùi Văn Ba, quận 7 lại nghi ngút khói hương cầu nguyện.

"Việc làm đâu thể xin nghỉ, mà tiền thì cũng chẳng có để về quê, đành phải ngồi ở đây khấn vái", chị Hoa quê ở Quảng Trị nói.

Không thể yên lòng vì hay tin nhà bị lũ dâng tới mái, nhiều công nhân làm việc tại các công ty xây dựng ở TP HCM đã xin nghỉ việc, vay tiền rồi vác ba lô xe đò về quê. "Biết về chưa chắc đã giúp ích được gì, nhưng làm sao có thể yên lòng khi vợ con không biết sống chết ra sao", anh Đức quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh nói.

Tính đến tối ngày 18/10, mưa lũ ở miền Trung đã khiến 35 người chết. Hiện Nghệ An có 113 xã thì còn 35 xã bị ngập sâu và chia cắt. Hà Tĩnh vẫn còn hơn 110.000 hộ và Quảng Bình gần 29.000 hộ bị ngập. Hàng nghìn người dân đã phải đi sơ tán.

Nam Phương - Thiên Chương


Tin đã cập nhật trước đó
   Đau đầu chuyện tặng quà...
Có cậu con trai vừa bước vào lớp một, ngay từ hôm 17/10, chị Xuân (Khâm Thiên, Hà Nội) đã...

   Cha mẹ vô tình dạy...
Vừa mua cho cậu con trai 7 tuổi chiếc xe đạp địa hình, chị Toan vừa dặn dò: "Xe này...

   Bé không biết ăn cơm...
Khi nhỏ thấy con ăn hay nôn, ọe, chị Trầm thường xay nhuyễn mọi thứ cho bé. Đến khi cu...

   Khu phố náo loạn vì...
Hai bà Loan và Mai là bạn hàng buôn bán vàng thân thiết với nhau. Sáng nay, bà Loan đến...

   Những sự thật về đàn...
Bạn cho rằng mình càng tỏ ra hờ hững, không để ý thì chàng sẽ càng thích theo đuổi bạn...

   7 cách để trở thành...
Bạn luôn thấy mình kém cỏi vì không đẹp bằng cô đồng nghiệp, không giỏi bằng nàng bạn thân hay...

   Khu phố náo loạn vì...
Hai bà Loan và Mai là bạn hàng buôn bán vàng thân thiết với nhau. Sáng nay, bà Loan đến...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top