Những lời khen ngợi, động viên rất có giá trị trong hình thành sự tự tin ở trẻ. Nhưng nếu quá đà, lời khen có thể làm hỏng tính cách bé, khiến con bạn trở thành người chỉ biết quan tâm đến vẻ bề ngoài. | |
Thứ Sáu, 28/10/2011 - 14:39
Khen con thế nào cho đúng?
(Dân trí) - Những lời khen ngợi, động viên rất có giá trị trong hình thành sự tự tin ở trẻ. Nhưng nếu quá đà, lời khen có thể làm hỏng tính cách bé, khiến con bạn trở thành người chỉ biết quan tâm đến vẻ bề ngoài.
Con gái bạn càng lớn càng đáng yêu, trông nó thật xinh trong chiếc váy mới, đặc biệt với mái tóc đã được chải mượt gọn gàng. Bạn nói với con rằng “con mẹ trông xinh quá”. Bạn muốn đưa ra một lời khen. Bạn nghĩ khen con chẳng có hại gì.
Hẳn nhiên là vậy. Bạn muốn động viên, cổ vũ con biết tự tin vào bản thân. Nhưng bạn sẽ thận trọng hơn nếu biết thêm rằng, những lời ngợi khen ấy có thể không đơn giản chỉ là lời khen mà còn là thứ vũ khí lợi hại giúp bạn hình thành cho con những tính cách tốt.
Theo Th.S, chuyên gia tâm lý Art Markman, tốt nhất nên nghĩ đến vẻ đẹp hình thức như một thứ tài năng, cũng giống như năng khiến học toán hay chơi thể thao vậy. Khi bạn khen con ở một điểm nào đó, đừng quên gắn nó với những nỗ lực mà con đã làm để đạt được. Ví dụ: “Tóc con óng mượt quá, hẳn là con đã tự chải phải không?” hay “Con đạt điểm cao nhất lớp bài kiểm tra môn Toán, công học hành chăm chỉ cuối cùng cũng được đền đáp con nhỉ?”.
Bằng cách này, bạn chỉ ra cho con thấy kết quả có được không phải do tài cán, mà là do chính những gì con đã cố gắng thực hiện.
Chuyên gia tâm lý cho rằng: “Khi bạn nghĩ bạn có được điều gì đó chỉ do mỗi tài năng, lúc thất bại, bạn sẽ tin lỗi tại mình và thấy khó vượt qua tất cả. Còn nếu bạn tin rằng mọi thứ đều cần lao động nghiêm túc, dày công thực hiện, thì khi vấp ngã, bạn sẽ đứng dậy được và biết cách hành động để có thể vươn xa hơn”.
Huyền Anh Theo YB |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|