Đó là cách gọi đầy nhiệt huyết về Nhà hát Công Nhân của NSND Hoàng Dũng, nơi ông bỏ nhiều sức lực để xây dựng diện mạo như ngày hôm nay và cũng là nơi tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật ý nghĩa. | |
Thứ Tư, 15/02/2012 - 10:54
NSND Hoàng Dũng tâm sự về “Nhà hát của những giấc mơ”
(Dân trí) - Đó là cách gọi đầy nhiệt huyết về Nhà hát Công Nhân của NSND Hoàng Dũng, nơi ông bỏ nhiều sức lực để xây dựng diện mạo như ngày hôm nay và cũng là nơi tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật ý nghĩa.
Với vị trí đắc địa, tọa lạc trên con phố Tràng Tiền, ngay cạnh Nhà hát lớn, Nhà hát Công Nhân từ trước đến nay đã là một địa điểm quen thuộc với người dân Hà Nội. Sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư nâng cấp toàn diện nhân dịp chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, rạp Công nhân hiện nay đã trở thành Nhà Hát Công Nhân với không gian đẳng cấp cho các chương trình nghệ thuật kinh điển, nơi thường xuyên diễn ra những hoạt động văn hóa tiêu biểu của thủ đô. NSND Hoàng Dũng, với vị trí Giám đốc Nhà hát Công Nhân người đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, sức lực cùng tập thể xây dựng Nhà Hát Công nhân có được diện mạo như ngày hôm nay chia sẻ trước thềm năm mới:
NSND Hoàng Dũng - Giám đốc Nhà hát Công Nhân
Thưa NSND Hoàng Dũng, ông có thể giới thiệu đôi nét về Nhà Hát Công Nhân cũng như quy mô, tầm vóc của rạp hiện nay? Theo tôi được biết, đây vốn là rạp chiếu bóng đầu tiên của Hà Nội, được người Pháp xây dựng từ năm 1917 trong phạm vi khu đất có diện tích hơn 1.000m2 trên phố Tràng Tiền với xung quanh là những kiến trúc và địa danh gắn liền với lịch sử và văn hóa Hà Nội như Khách sạn Metropole, Nhà Hát Lớn. Ban đầu rạp có tên là Palace, vào thời thực dân Pháp chiếm Hà Nội, rạp được đổi tên thành Eden. Sau giải phóng Thủ đô, rạp được đổi tên là rạp Công Nhân. Năm 1992, khi đoàn kịch Hà Nội được đổi thành Nhà hát kịch Hà Nội thì rạp Công Nhân chính thức trở thành rạp của Nhà hát kịch Hà Nội. Rạp Công Nhân hiện nay là một công trình văn hóa tiêu biểu của thủ đô được Ủy ban thành phố Hà Nội đầu tư xây mới chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhà Hát có quy mô 3 tầng nối và 1 tầng hầm với diện tích mặt bằng 1000m2, hơn 4000 m2 xây dựng, tiền sảnh rộng và đẹp, phòng khán giả có sức chứa trên 500 ghế ngồi, một sân khấu lớn và một số phòng chức năng với trang thiết bị hiện đại. Trên cương vị Giám đốc, ông dự định sẽ tận dụng và phát huy lợi thế này thế nào? Chúng tôi tận dụng triệt để không gian diện tích rạp để đây vừa là nơi diễn kịch, chiếu phim vừa là nơi tổ chức những sự kiện lớn. Nằm ngay cạnh Nhà hát Lớn, Nhà hát Công Nhân với quy mô và tầm vóc như hiện nay sẽ tỏa sáng như thế nào để chứng tỏ là một địa điểm mới đẳng cấp sang trọng, không kém cạnh, thưa ông? Nói về tầm vóc, Nhà hát Lớn là một chuẩn mực, là Nhà hát đại diện, nơi diễn ra những sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia. Nhà hát Công Nhân là một địa điểm văn hóa nằm giữa trung tâm thủ đô. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng được thương hiệu của rạp Công Nhân chỉ đứng sau thương hiệu Nhà hát Lớn bằng cách xây dựng những chương trình thực sự văn hóa, mang hơi thở đặc trưng của người Hà Nội. Những hoạt động văn hóa sẽ được diễn ra thường xuyên trên sân khấu Nhà hát Công Nhân để nơi đây trở thành một điểm đến đáng tin cậy với người dân thủ đô.
NSND Hoàng Dũng trong vở "Tháp đoạn hồn"
Được biết, hơn một năm kể từ ngày được xây mới và đi vào hoạt động, bên cạnh những đêm diễn của nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát Công Nhân đã trở thành nơi tổ chức lý tưởng cho những sự kiện lớn, những chương trình nghệ thuật lớn thỏa mãn nhu cầu giải trí của công chúng? Đúng vậy, đã có rất nhiều chương trình lớn được tổ chức tại đây như event của Heineken, chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Vua hài đất Việt…Sắp tới, trong dịp 8/3, một đêm nhạc Trịnh Công Sơn duy nhất tại Hà Nội với quy mô hoành tráng và đặc biệt cũng sẽ được tổ chức trên sân khấu của Nhà hát Công Nhân. Để phục vụ tốt được chương trình quy mô như đêm nhạc Trịnh Công Sơn, nhà hát có thể đáp ứng trong điều kiện kỹ thuật như thế nào? Trang thiết bị phục vụ sân khấu của chúng tôi được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cung cấp tương đối đầy đủ cho những chương trình lớn. Lượng đèn kỹ thuật như laser, đèn moving rất nhiều so với các rạp hát khác trong thành phố. Dàn âm thanh Mỹ do chuyên gia nước ngoài sang tận nơi lắp đặt…. Lại nói về đêm nhạc Trịnh Công Sơn, được biết ông rất yêu những ca từ nhạc Trịnh? Tất nhiên tôi cũng nằm trong số đó. Phải nói là tôi mê nhạc Trịnh và thuộc rất nhiều bài hát của ông. Âm nhạc hay và ca từ bay bổng lãng mạn khiến cho cái buồn trong ca khúc của ông cũng trở nên rất đẹp. Đã có rất nhiều đêm nhạc Trịnh diễn ra nhưng có lẽ phải có một đêm nhạc Trịnh xứng đáng với tên tuổi của ông mà ở đó quy tụ không chỉ những ca sĩ hát hay mà còn là những ca sĩ hiểu nhạc, hiểu những ca khúc của Trịnh Công Sơn.
NSND Hoàng Dũng: "Âm nhạc Trịnh đẹp như những giấc mơ và dịp 8/3 này chúng tôi tin rằng khán giả sẽ lại được một lần quay về với những giấc mơ đó tại Nhà hát Công Nhân"
Ông có thể chia sẻ về những điều ông biết về đêm nhạc Trịnh sắp diễn ra tại Nhà hát Công Nhân tới đây? Âm nhạc Trịnh đẹp như những giấc mơ và dịp 8/3 này chúng tôi tin rằng khán giả sẽ lại được một lần quay về với những giấc mơ đó tại Nhà hát Công Nhân. Đêm nhạc quy tụ rất nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh hay như Mỹ Linh, Quang Dũng, Ánh Tuyết. Đặc biệt cùng với sự cố vấn nghệ thuật của em gái cố nhạc sỹ, ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh còn có sự xuất hiện của Tuấn Ngọc – danh ca hải ngoại được nhiều người yêu thích với chất giọng ấm áp, lối hát giản dị nhưng hiếm có… Chính nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng đã từng đánh giá rất cao giọng hát của Tuấn Ngọc khi thể hiện những ca khúc của ông. Tôi mong muốn những chương trình lớn như đêm nhạc Trịnh sẽ diễn ra hàng tháng tại rạp Công Nhân để mọi người có điều kiện được xem những chương trình ca nhạc thực sự hài lòng. Xin cảm ơn ông! Liên Hồng |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|