Vào lúc 20h00 ngày 14/7/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội sẽ diễn ra một sự kiện văn hóa đặc sắc, đó là lần đầu tiên, Dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng của Đức - Berliner Symphonike sẽ biểu diễn một chương trình hòa nhạc có tên Những giai điệu cổ điển vượt thời gian (Enternal Concert). | ||
Thứ Tư, 04/07/2012 - 12:19
MC Anh Tuấn: Muốn mang đến cho khán giả không gian âm nhạc đẳng cấp
Vào lúc 20h00 ngày 14/7/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội sẽ diễn ra một sự kiện văn hóa đặc sắc, đó là lần đầu tiên, Dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng của Đức - Berliner Symphonike sẽ biểu diễn một chương trình hòa nhạc có tên Những giai điệu cổ điển vượt thời gian (Enternal Concert).
Đặc biệt, nghệ sỹ violone Bùi Công Duy - đại diện duy nhất của Việt Nam sẽ tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc này. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với MC Anh Tuấn – một trong những thành viên của eekip thực hiện chương trình xung quanh sự kiện này.
Xin chào anh! Được biết anh đang cùng với ekip của công ty AAA, Bùi Công Duy và đạo diễn Việt Tú đồng sản xuất chươngtrình hòa nhạc của dàn nhạc Berliner Phihamoniker tại Hà Nội. Điều gì khiến anh hứng thú để cùng ekip các nghệ sĩ thực hiệnchương trình này? Đã lâu rồi tôi mới quaytrở lại làm việc cho một chương trình với thể loại nhạc mà mình được học trongsuốt 16 năm - nhạc cổ điển. Đó cũng là đam mê, cũng là cơ hội để tôi được gópphần đưa những phần trình diễn tuyệt vời của dàn nhạc nổi tiếng BerlinerSymphoniker đến với khán giả Việt Nam. Bên cạnh đó tôi cũng rất kỳ vọng vào sựkết hợp lần đầu tiên cùng những người bạn rất có kinh nghiệm trong việc tổ chứcshow âm nhạc như Việt Tú và Bùi Công Duy. Chương trình hòa nhạc "Enternal Melodies Concert" lần này có điểm gì đặc biệtvà hấp dẫn? Anh có thể bật mí trước cho khán giả? Có lẽ điểm đặc biệt đáng chú ý nhất chính là 3 chương trình với những tác phẩm khác nhau, điều nàyrất hiếm khi có trong tour diễn của một dàn nhạc. Thông thường, các dàn nhạc lớntrên thế giới khi đi diễn nước ngoài chỉ biểu diễn 1 chương trình cho dù có làbao nhiêu buổi diễn đi nữa. Điều đặc biệt nữa chính là tình cảm mà dàn nhạc đãdành cho khán giả Việt Nam khi hầu hết các tác phẩm nổi tiếng được chọn lựa haynói chính xác hơn là biên tập riêng cho tour diễn lần này, có giai điệu dễ nghevà cảm nhận. Từ nhiều tháng nay, dàn nhạc cùng các soloist của chương trình đãtập luyện để có thể mang đến những giai điệu vượt thời gian, với kỹ thuật trìnhdiễn điêu luyện và tôi tin rằng, khán giả sẽ chỉ có thể thực sự cảm nhận âm nhạcđẳng cấp thế giới của Berliner Symphoniker khi đến với Nhà Hát Lớn trong 2 ngày14-15 tháng 7 tới đây. Việc Bùi Công Duy xuất hiện trong dàn nhạc với tư cách là kháchmời “chủ nhà” duy nhất, là một điều đáng tự hào. Anh đánh thế nào về các nghệ sỹgiao hưởng Việt Nam, trong đó có Bùi Công Duy? Như tôi đã có lần nói,nếu như nhạc nhẹ của chúng ta khó có thể vượt ra ngoài lãnh thổ để sánh tầm vớicác nước khác trên thế giới thì với nhạc cổ điển, ranh giới này hoàn toàn khôngtồn tại. Từ nhiều năm nay, các nghệ sỹ Việt Nam đã được mời đi học tập và biểudiễn ở những “cái nôi” của âm nhạc cổ điển trên thế giới như Nga (Liên Xô cũ),Đức… Duy là một nghệ sỹ như vậy, sinh ra trong một gia đình âm nhạc và được đàotạo bài bản tại Nga, với tài năng của mình, Duy đã từng biểu diễn solo cùng nhiềudàn nhạc lớn và các buổi diễn tên tuổi. Lần này, tham gia với tư cách giám đốcnghệ thuật của chương trình và cũng được dàn nhạc Berliner Symphoniker mời biểudiễn solo, có thể nói Duy đã trở thành niềm tự hào của cả êkip nói riêng cũngnhư những người hoạt động âm nhạc cổ điển nói chung. Anh từng sản xuất các chương trình nhạc nhẹ lớn, với việc đưa nhữngban nhạc lừng danh thế giới đến với khán giả Việt Nam, có điều gì khiến anhthay đổi việc sản xuất chương trình từ thể loại âm nhạc giải trí dành cho giớitrẻ, sang chương trình âm nhạc thuộc hàng “kinh viện” với một đối tượng khán giảhoàn toàn khác như thế ? Từ khi bắt đầu công việccủa một nhà sản xuất, tôi luôn mong có ngày được tổ chức chương trình với thểloại âm nhạc mà mình được học từ bé. Nếu như âm nhạc Pop, Rock, R&B… mà tôitừng tổ chức dễ tìm được khán giả thì với âm nhạc cổ điển sẽ là một thách thức,thách thức bởi khán giả của nhạc cổ điển ở Việt Nam có yêu cầu cao hơn các thểloại khác, thị hiếu cũng tinh tế hơn nhưng âm nhạc lại không được quá khó hiểu,chính vì vậy, chúng tôi phải tìm cách tổ chức, dàn dựng chương trình sao cho vừathể hiện được đẳng cấp của “âm nhạc bác học”, vừa phải gần với công chúng. Thời gian gần đây, không chỉ anh mà còn một số đơn vị khác cũngtổ chức mời các ngôi sao nước ngoài, đặc biệt là các nghệ sỹ Hàn Quốc đến ViệtNam. Tuy nhiên, nếu đó không phải là chương trình giao lưu văn hóa mà đơn giảnlà… bán vé thì thường bị lỗ, thậm chí lỗ rất nặng… Theo anh nguyên chủ yếu làdo đâu, khán giả không chịu bỏ tiền ra mua vé, hay giá vé được đặt ra quá đắtkhông phù hợp với túi tiền của khán giả, hay còn lý do nào khác nữa ? Chắc chắn nguyên nhân lớn nhất vẫn là do khán giả không có thói quen bỏ tiền ra mua vé đi xem, cho dù là giá vé không hề đắt so với những gì nghệ sỹ và nhà tổ chức phải chuẩn bị. Đã đếnlúc khán giả bắt đầu nên có nhận thức về những chương trình nghệ thuật đích thựcsẽ cần có sự hỗ trợ từ chính họ, việc đầu tiên là phải từ bỏ thói quen đi xinvé bằng mọi cách, sau đó hãy bớt chút tiền tiêu xài để thể hiện sự trân trọng vớinghệ sỹ và các nhà tổ chức bằng việc mua vé, đó cũng chính là động lực để nhữngnhà sản xuất như chúng tôi phải cố gắng tổ chức ra những chương trình hay hơn,các nghệ sỹ Việt nam cũng như quốc tế có nhiều cơ hội biểu diễn hơn. Được biết lần này sẽ một sự mạo hiểm không kém khi lần đầu tiênmột công ty tư nhân cùng với các nghệ sĩ đứng ra kêu gọi tài trợ để thực hiện mộtchương trình hòa nhạc với quy mô mà từ trước đến nay chỉ có các nhãn hàng thươngmại lớn mới đủ kinh phí để bỏ ra thực hiện. Anh có thể cho biết hiện tại côngcuộc tìm kiếm tài trợ của chương trình lần này tới đâu rồi, đi xin tài trợ đểlàm hoà nhạc cổ điển có khó khăn hơn là đi tìm nguồn tài trợ cho các chươngtrình ban nhóm nhạc, các nghệ sĩ nước ngoài mà anh đã từng làm trước đây không? Với bất cứ một chươngtrình nào, điều đầu tiên nhà tổ chức phải tính đến chính là nguồn kinh phí, từkhâu tổ chức, đến khâu trả thù lao cho nghệ sỹ, nếu không tìm được nguồn thì sẽrất rủi ro và khả năng lỗ cao. Với việc đi xin tài trợ cho dàn nhạc BerlinerSymphoniker, thật sự rất may mắn cho cả êkip chúng tôi khi thể loại nhạc, têntuổi và đẳng cấp của dàn nhạc đã phù hợp với triết lý về thương hiệu và chămsóc khách hàng cao cấp của khá nhiều tên tuổi lớn như Mobifone, Vingroup,Vietnam Airlines, Techcombank, Hotel De L’opera… và chính sự nổi tiếng của cácthương hiệu này cũng có tác động rất tích cực đến toàn bộ tour diễn của dàn nhạc. Từng là một MC nổi tiếng giờ anh cũng khá nổi tiếng trong giớishowbiz với vai trò là nhà sản xuất, tại sao anh lại thích công việc hiện tại mà không theo đuổi nghề MC lâu dài, nó nhẹ nhàng hơn và thu nhập cũng đủ đảm bảo cuộc sống của một ngôi sao với giá catxe đúng với vị trí của anh? Có một điểm tương đồnggiữa công việc của MC và công việc của nhà sản xuất: Đó là chúng tôi đều muốnmang đến khán giả những chương trình hay và tốt nhất. Tuy nhiên điểm khác nhaulớn nhất giữa 2 công việc này đó là MC thì lên sân khấu, còn nhà sản xuất thì đứngsau sân khấu. Là một người gắn bó với âm nhạc, có lẽ sau 1 thời gian làm MC,tôi muốn quay lại làm nghề nhiều hơn, và chính vì thế từ nhiều năm nay,tôi không đi dẫn event mặc dù thu nhập chắc chắn sẽ đảm bảo, không bị rủi ro vềkinh tế như khi là nhà sản xuất tự đầu tư làm chương trình. Nhưng tôi là ngườithích sự thử thách bởi vì với mỗi thử thách, tôi sẽ học được rất nhiều điều. Quay lại chương trình hòa nhạc, anh và ê kíp thực hiện chươngtrình mong muốn điều gì khi tổ chức chương trình này? Điều mongmuốn lớn nhất của tất cả êkip là mang đến cho khán giả một không gian âm nhạc đẳngcấp, là những phần trình diễn tuyệt vời với các tác phẩm cổ điển dễ nghe, là sựđiêu luyện về kỹ thuật của từng nghệ sỹ… Tất cả để đưa âm nhạc cổ điển đến gầnhơn với khán giả Việt Nam, và hy vọng sau Berliner Symphoniker, chúng tôi sẽcòn được mang đến nhiều hơn nữa những nghệ sỹ cổ điển nổi tiếng thế giới.
|
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|