"My lady greensleeves" là một ca khúc mang giai điệu cổ điển, lãng mạn. Truyền thuyết kể rằng, đây là ca khúc nhà vua Henry VIII đã viết tặng người tình Anne Boleyn. Mối tình của họ từng làm "chao đảo" cả châu Âu... | |
Thứ Năm, 19/07/2012 - 13:35
Truyền thuyết lãng mạn về bản tình ca của nhà vua
(Dân trí) - "My lady greensleeves" là một ca khúc mang giai điệu cổ điển, lãng mạn. Truyền thuyết kể rằng, đây là ca khúc nhà vua Henry VIII đã viết tặng người tình Anne Boleyn. Mối tình của họ từng làm "chao đảo" cả châu Âu...
st1:*{behavior:url(#ieooui) }
Truyền thuyết về “My Lady Greensleeves” “My Lady Greensleeves” (Tạm dịch: Quý cô và cổ tay xanh xao) là một bài hát dân gian Anh mang giai điệu và ngôn từ cô điển, lãng mạn, được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên khơi nguồn cảm hứng cho dòng nghệ thuật theo trường phái lãng mạn. Bài hát đã đi cùng năm tháng, tồn tại bất diệt từ thế kỷ 16 cho tới hôm nay. Những đôi đang yêu vẫn mãi nghe “My Lady Greensleeves”. Bài hát đã đi cùng tên tuổi của rất nhiều thế hệ ca sĩ.
Bức tranh được vẽ bởi danh hoạ Dante Gabriel Rossetti năm 1864,
lấy cảm hứng từ bài hát My Lady Greensleeves
Tương truyền rằng bài hát được viết bởi vua Henry VIII dành cho người tình bí mật và sau này là hoàng hậu nước Anh Anne Boleyn. Boleyn là cô gái xinh đẹp, cá tính và khôn ngoan. Câu chuyện tình giữa Anne Boleyn vẫn luôn gợi cảm hứng cho những nhà làm phim của mọi thời đại. Có rất nhiều cách dẫn nghĩa về cái tên “Quý cô có cổ tay xanh xao”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bài hát kể về một cô gái có lối sống buông thả và đầy dục vọng, đó là những điều Henry VIII đã sớm nhìn thấy ở Anne. Đương thời, màu xanh có một ẩn ý sâu xa liên quan tới tình dục, đặc biệt là nếu người ta nói về một phụ nữ có “ống tay áo màu xanh” nghĩa là cô ta đang có mối quan hệ bất chính với một người đàn ông nào đó. “Sleeves” ở đây vừa có thể hiểu là cổ tay vừa có nghĩa là ống tay áo. Những người bênh vực cho Anne thì cho rằng, màu xanh ở đây là màu xanh ống tay áo, không có liên quan gì đến đạo đức của nàng cả. Sự từ chối lạnh lùng được nhắc tới trong lời bài hát đã chứng tỏ rõ ràng nàng là người phụ nữ đoan chính. Trong lời bài hát màu xanh đó được nhắc đi nhắc lại trong lời ca “Cổ tay xanh xao, ánh sáng đời tôi” ám chỉ sự héo hắt, đau khổ của vua Henry khi bị Anne từ chối. Bài hát rất nổi tiếng và thường được nghe trong dịp lễ Giáng sinh và đón mừng năm mới. Những ngôn từ và giai điệu của nó còn thường xuất hiện trên những tấm thiệp mà người ta tặng nhau. Nó đã từng được sử dụng làm nhạc nền cho phim “How the West Was Won” (1962) và “Stay Away” (1968). Không thể kể hết những trích đoạn phim trong lịch sử từng đưa bài hát này vào một phân cảnh nào đó. Trong hai vở kịch của mình, Shakespeare cũng từng dùng “My Lady Greensleeves” làm nhạc nền. Mối tình giữa Anne và vua Henry VIII Trong cuộc đời vua Henry VIII, ông đã lần lượt kết hôn với sáu người phụ nữ. Trong đó, mối tình với Anne là đáng kể nhất, gây ra nhiều trấn động và tai tiếng trên toàn Châu Âu. Nó để lại nhiều truyền thuyết và trở thành đề tài khai thác cho các nhà làm phim. Vua Henry VIII Henri VIII gặp Anne Boleyn khi ông đã 37 tuổi, vợ ông, hoàng hậu Catherine lúc này đã 43, cằn cỗi, khô khan. Cô bé Anne Boleyn xuất hiện khiến ông tưởng như mình quay trở lại tuổi thanh niên. Anne là con nhà quý tộc. Từ nhỏ đã sống ở Pháp và chịu ảnh hưởng của lối sống xa hoa ở Paris. Năm 15 tuổi, nhân dịp dạ hội, Anne trở về Anh, nhà vua đã trông thấy và để ý, mê say nàng từ đó. Anne Boleyn Vì thân thế quý tộc của mình, Anne kiên quyết không nhận lời làm nhân tình của Henry, cô muốn một danh phận chính thức, nhưng luật pháp của Thiên Chúa giáo khi đó không cho phép một người đàn ông được lấy hai vợ, đồng thời lúc đó cũng chưa có khái niệm ly hôn. Một chi tiết lãng mạn mà người đời sau vẫn kể về cô gái 15 tuổi nhưng ranh ma quỷ quyệt Anne Boleyn: Một hôm khi đang chơi đùa chạy nhảy bên nhà vua, Anne giả vờ bị khó thở và nhờ Henry tới nới rộng dây nịt áo cho mình. Nhà vua sung sướng vì lần đầu tiên được chạm tay vào người Anne và cởi áo giúp cô. Chiếc áo rơi xuống, vua tưởng lần này sẽ có được Anne nhưng cô gái ranh ma cười rũ rượi chạy đi trốn. Nhà vua bụng phệ, chạy đuổi theo không kịp. Đó là một trong những trò quỷ quyệt mà Anne dùng để vua vừa khao khát có được mình vừa giữ được “tiết hạnh” mà một cô gái quý tộc cần phải gìn giữ. Henry vì tình yêu cuồng dại của mình đã quyết định ly khai nhà thờ Anh ra khỏi Tòa Thánh La Mã, phế truất Giáo hoàng Anh và tự lập riêng dòng Thiên chúa giáo Anh quốc, cho phép các cặp vợ chồng được quyền ly dị. Ngay lập tức, nhà vua ly dị hoàng hậu Catherine để cưới cô gái bé nhỏ. Anne Boleyn bấy giờ tuy chưa chính thức lên ngôi, nhưng cô đã có chửa và thúc giục vua Henri VIII gấp rút sắp đặt cho hôn lễ. Sau đó, Anne sinh ra một cô công chúa đặt tên là Elisabeth, chính là hoàng hậu Elisabeth I rất tài giỏi sau này. Sinh ra Elisabeth, Anne Boleyn không còn được nhà vua cưng như trước vì Henry chỉ thích có con trai nối nghiệp. Bị các triều đình Âu châu chế nhạo, vua Henri VIII bắt đầu nhận thấy rằng Anne Boleyn chỉ có sắc đẹp, còn tính nết nàng rất khó chịu. Lúc vui vẻ thì cười đùa như trẻ con, lúc không vừa ý thì nói hỗn với vua trước mặt cả triều đình. Về sau, vua quen với một cô gái khác, 25 tuổi, hiền lành, lễ phép, có giáo dục, tên là Jane Seymour. Tuy nàng không đẹp bằng Anne Boleyn, nhưng tính tình điềm đạm, nhu mì nên được vua yêu, và được ra vào tự do trong cung điện. Tháng 9/1534, Anne Boleyn lại sinh ra một hài nhi chết yểu. Lúc này, thủ tướng Thomas Cromwell liền trình lên vua những điều tra về việc hoàng hậu và các cận vệ nam có mối quan hệ bất chính. Tòa án đã buộc Anne Boleyn vào hai tội nặng: Nói hỗn với vua, phạm đến uy tín của vua, và thông dâm với quan hầu. Ngày 18/5/1536, tòa xử Anne Boleyn bị chặt đầu. Ngày hôm sau, vua Henri VIII cử hành hôn lễ với Jane Seymour. Mối tình đó đẹp như thơ nhưng cũng đầy nghiệt ngã. Chỉ một năm trước, vua còn cuồng dại vì tình yêu dành cho Anne, thà quay lưng lại với toà thánh La Mã, với cả Châu Âu để có được Anne, nhưng một năm sau, ông đã ra lệnh chém đầu người phụ nữ mà ông tưởng mình yêu nhất đời. Henry được coi là vị vua “đa thê” nhất nước Anh vì từng kết hôn với 6 người phụ nữ. Sau này, các vị vua khác có thể có nhiều nhân tình bí mật nhưng không ai dám vượt qua Henry VIII về số lần kết hôn. Cuộc hôn nhân của vua với Anne, người tình khiến vua yêu say đắm chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 năm, 11 tháng, 21 ngày. Anne chịu bi kịch bị chặt đầu vì thói xấc xước, kiêu ngạo của nàng. Hoàng hậu Anne Boleyn Sáu đời vợ của vua Henry VIII
Hồ Bích Ngọc
Theo Tudorhistory |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|