Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Nhà sản xuất đã chết trước khi tác phẩm được bảo vệ bản quyền
Rắc rối về tác quyền quanh ca khúc Nơi tình yêu bắt đầu thêm một lần nữa chứng minh sự "hồn nhiên" về câu chuyện bản quyền trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Đức Trí...
Thứ Sáu, 17/08/2012 - 10:15

"Nhà sản xuất đã chết trước khi tác phẩm được bảo vệ bản quyền" (Dân trí)- Phóng viên Dân trí có cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Đức Trí quanh vấn đề về bản quyền, tác quyền và việc thu phí tải nhạc trên Internet, di động...
Ngày 14/8 vừa qua đã diễn ra Toạ đàm Nhạc số Việt Nam, thực trạng và giải pháp, cùng với đó là lễ ký kết thoả thuận hợp tác thu phí của 5 trang web nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay. Là một nhà sản xuất âm nhạc, một nhạc sĩ và cũng là người có thời gian theo học âm nhạc tại Mỹ- một nước có luật bản quyền rất chặt chẽ, anh đánh giá thế nào về sự kiện vừa qua?
 
Tất nhiên là đứng dưới góc độ những nhà sản xuất, chúng tôi thấy mừng vì việc thực thi bản quyền nhiều lúc tưởng như bị bỏ quên từ lâu, thì cũng đã đến lúc nó bắt đầu có sự chuyển biến. Chỉ tiếc rằng quá nhiều nhà sản xuất đã chết trước khi thấy được sản phẩm của họ được bảo vệ bản quyền. Ở các nước phát triển không phải là không có vi phạm bản quyền, nhưng không nơi nào bản quyền được sử dụng "chùa" một cách thoải mái bằng ở ta.

Vấn đề bản quyền là một vấn đề gây nhức nhối từ rất lâu nay, thực tế thì Việt Nam đã ký Công ước Berne từ năm 2004 nhưng bản quyền vẫn là một câu chuyện dài không có hồi kết. Theo anh thông tư 07 vừa có hiệu lực ngày 6/8 vừa qua, cùng với việc 5 đơn vị kinh doanh nhạc số cùng ký thoả thuận hợp tác thu phí này liệu có giải quyết được phần nào (chưa dám nói là dứt điểm) vấn đề nhức nhối bản quyền hay không?

Tôi cho rằng mỗi một bước tiến trong việc thực thi bản quyền đều để lại kết quả. Chứ ta không thể nói theo kiểu "thôi, chẳng đi đến đâu đâu" rồi tất cả đều bỏ mặc. Tôi có thể nói ngắn gọn như thế này, nếu bạn muốn làm ăn lâu dài, bạn phải làm đàng hoàng. Sử dụng tài sản của người khác, bạn phải trả tiền. Và tôi tin rằng các đơn vị kinh doanh đàng hoàng, ý thức nghiêm túc về sở hữu trí tuệ, chắc chắn sớm hay muộn cũng sẽ tồn tại lâu dài và tín nhiệm của người dùng.

Anh đánh giá th
Nhạc sỹ Đức Trí

Về vấn đề bản quyền âm nhạc trên Internet và di động, bắt đầu từ ngày 1/11, 5 mạng nghe nhạc internet sẽ chính thức thu phí tải nhạc với mức giá 1000 đồng/ 1 lần tải. Trước câu hỏi, "Đây là mức giá rẻ hay đắt?" nhạc sỹ Đức Trí chia sẻ "Dựa trên cái gì để nói là mắc hay rẻ nhỉ? Nếu dựa trên tư duy "từ xài chùa đến phải trả tiền" thì là quá mắc. Nhưng nếu so với tỉ lệ chung trên thế giới, tôi suy ra bằng cách tính thế này: giá mua nhạc số bằng khoảng 2/3 giá mua một đĩa CD (9.99USD so với 14.99USD). Giá CD trung bình của mình thấp thì 40,000Đ cao thì trên 50,000 hoặc có khi trên 100,000. Thử làm phép tính nhẩm xem rẻ hay mắc?"

 Anh đánh giá thế nào về quyết định bỏ ra số tiền rất lớn (nghe nói lên tới nhiều chục tỷ đồng) để mua độc quyền khai thác hơn 40.000 bản nhạc số trên  Internet và di động trong vòng 3 năm của Tập đoàn MV? Nhiều người nói đây là một hành động "liều lĩnh" bởi nó sẽ gặp không ít khó khăn và việc chấn chỉnh công tác bản quyền của Việt Nam hiện tại phải mất ít nhất là 10 năm nữa mới có thể tạm ổn định?

Để khởi đầu cho bất cứ việc gì, "liều lĩnh" là điều rất cần thiết. Để liều lĩnh làm một việc đúng, theo tôi phải gọi là "dũng cảm". Nếu không có người dũng cảm đi trước thì 20 năm, 30 năm nữa mọi việc vẫn nằm yên đấy chứ đừng nói chi là 10 năm. 

Anh nghĩ con số 10 năm nữa Việt Nam sẽ tuân thủ "tương đối" luật bản quyền có phải là một con số khả quan không? Hay tôi đang khách quan một cách thái quá?

Việc bao lâu nữa Việt Nam tuân thủ triệt để về bản quyền không phụ thuộc vào thông tư hay biện pháp chế tài. Mà nó nằm ở chỗ bao lâu nữa chúng ta mới bắt đầu các hoạt động giáo dục ý thức cộng đồng. Chúng ta phải làm sao để nhắc lại việc tôn trọng sản phẩm sáng tạo trong mọi người dân, hoặc có thể nó vẫn tồn tại đâu đó trong họ, nhưng xung quanh mọi người đều vi phạm, buộc lòng họ cũng bị phản ứng kéo theo. Có lẽ bao giờ người dân Việt ý thức chấp hành luật giao thông thì những "điều kỳ diệu" khác cũng sẽ xảy ra.

Nói vậy tôi nghĩ anh không lạc quan vào tình hình bản quyền ở Việt Nam trong tương lai?

Tôi không lạc quan mấy về vấn đề này. Gần đây chúng ta hay kêu gào tình trạng xuống cấp của nhạc Việt, bạn biết không, đó chính là hậu quả từ việc chúng ta không bao giờ muốn trả tiền cho việc nghe nhạc, xem nó như từ trên trời rơi xuống. Chúng ta không biết rằng các nhà sản xuất hãng đĩa gần như dừng hẳn từ bao năm nay. Ngay cả những khách hàng nhờ tôi làm đĩa với đầu tư cao, đôi khi tôi phải khuyên họ dành tiền đó làm ăn gì khác thậm chí mua nhà mua đất đi, lợi hơn. Người làm nghề không sống được bằng nghề, gợi ý thu phí bản quyền là bị phản đối ngay, có nên lạc quan không?
 
Nói vậy tôi nghĩ anh không l

Thống kê cho thấy có tới 150 trang web kinh doanh âm nhạc trực tuyến trong khi chỉ có 5 trang web ký vào bản thoả thuận là một con số quá chênh lệch, anh nghĩ sao về thực tế này? Điều này cho thấy viễn cảnh của nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam hãy còn đen tối lắm?

Tôi nghĩ thế này, một khi đa số các nhà kinh doanh lớn ủng hộ một xu hướng, việc bạn không tham gia vào tức đồng nghĩa với việc tự tách mình ra khỏi cộng đồng, và có thể là tự đào thải mình.

Là nhà sản xuất âm nhạc, chắc hẳn anh không lạ gì với thực trạng hiện tại là con số ca sĩ có thể bán được đĩa rất ít, còn có khá nhiều ca sĩ (nổi tiếng) thậm chí phải trả phí để được các trang web đăng tải sản phẩm âm nhạc mới của mình bởi nguồn thu chủ yếu của họ chủ yến đến từ cát xê biểu diễn. Vậy nên họ đang không mặn mà với việc "được bảo vệ" này và có không ít ca sĩ sẵn sàng cung cấp miễn phí sản phẩm của mình cho khán giả, dẫn đến việc cạnh tranh thiếu công bằng?

À, việc phải trả tiền để PR và việc trả bản quyền là hai việc khác nhau. Ở Mỹ cũng vậy, nghệ sĩ muốn bài của mình phát trên Radio, MTV hay trang web, đương nhiên phải trả tiền PR và thường họ thông qua công ty PR hoăc bộ phận PR của hãng ghi âm lớn. Nhưng song song đó, những nơi (được trả tiền) để phát những bản nhạc đó vẫn phải trả tiền bản quyền ngược lại cho người sáng tác và hãng ghi âm. Có nhiều lúc, cộng trừ nhân chia xong tiền thu về ít hơn tiền PR, nên thông thường, chúng ta thấy người ta chỉ PR một hoặc hai bài trong một album. 

Hai việc tách bạch này thường được thị trường trong nước của ta gộp lại thành một và vô cùng nhập nhằng. Tôi đã từng được đưa vài hợp đồng cho sử dụng toàn bộ nhạc của tôi miễn phí để "PR", và tất nhiên là tôi không đồng ý. Sự hiểu lầm này hết sức tai hại. Đôi khi nhiều người nhắm mắt ký đại vì sợ rằng "mất lòng" hoặc "mất quan hệ". Câu chuyện bản quyền là thế, sử dụng thì có thể không phải xin phép trước, nhưng phải thông báo và trả phí vì đó là tài sản của những người đã làm ra nó, và họ sống bằng thu nhập đó chứ không phải chỉ bằng lời khen tặng không thực tế.
 
Xin cảm ơn anh!
 

Có muôn mặt câu chuyện về vấn đề bản quyền, tác quyền trong đời sống âm nhạc hiện đại ở Việt Nam. Về vấn đề "không nơi nào bản quyền được sử dụng "chùa" một cách thoải mái bằng ở ta" nhắc độc giả nhớ đến những vụ tranh cãi, kiện tụng về việc sử dụng ca khúc bừa bãi, "hồn nhiên" của các ca sỹ Việt.  Sau cuộc thi VietNam Idol 2010, nhạc sỹ Hải Phòng và ca sỹ Thu Minh đã nhắc nhở Uyên Linh về việc sử dụng ca khúc Đường cong nhiều lần mà không hề xin phép. Tại cuộc thi Sao mai điểm hẹn 2012, nhạc sỹ trẻ Tạ Quang Thắng cũng lên tiếng khi thí sinh Đông Hùng hát Ngây thơ của anh khi chưa hề xin phép. Và gần nhất là sự việc tác quyền rắc rối của ca khúc Nơi tình yêu bắt đầu được thí sinh Bùi Anh Tuấn hát trong chương trình Giọng hát Việt. Đây là ca khúc được diễn viên- nhạc sỹ Tiến Minh sáng tác cho bộ phim Siêu thị tình yêu. Tính đến thời điểm hiện tại, Siêu thị tình yêu chưa được lên sóng, nhưng ca khúc trong phim là Nơi tình yêu bắt đầu đã được biết đến rộng rãi. Trước khi Bùi Anh Tuấn sử dụng trong chương trình Giọng hát Việt, Nơi tình yêu bắt đầu đã được Bằng Kiều thể hiện thành công. (H.H)

 

Phan Anh

"Nhà sản xuất đã chết trước khi tác phẩm được bảo vệ bản quyền" Nhà sản xuất đã chết trước khi tác phẩm được bảo vệ bản quyền
9 10 7

Tin đã cập nhật trước đó
   Khán giả 'dậy sóng' vì...
Ngạc nhiên, buồn vì không còn được 'xài chùa'; vui vì thị trường nhạc trong nước dần chuyên nghiệp hay...

   Thí sinh “The Voice” nói...
Các thí sinh đang tham gia chương trình Giọng hát Việt (The Voice) bày tỏ, họ thực sự sốc trước...

   Những hình ảnh xúc động...
Từ ngày 15/8, viện bảo tàng Grammy tại Los Angeles đã tổ chức một cuộc trưng bày những hiện vật,...

   Nghệ sỹ violon Bùi Công...
Trong hai ngày 21 và 22 tháng 8, nghệ sỹ violon Bùi Công Duy sẽ cùng một số nghệ sỹ...

   Trần Lập: “Thanh Lam là...
“Tôi không biết rõ thực hư của cuộc tranh cãi giữa Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà và chị Thanh...

   Dư luận “nổi sóng” vì...
Bài phỏng vấn “Thanh Lam: Mr. Đàm, Hà Hồ sẽ “dạy” bằng gì?” đã khiến dư luận "nổi sóng" trên...

   Giải pháp nào cho bản...
Sáng nay đã diễn ra buổi toạ đàm về Nhạc số Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp nhằm...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top