Sớm muộn thì những thương hiệu thời trang quốc tế sẽ đổ bộ vào Việt Nam, một thị trường với gần 90 triệu dân. Các thương hiệu thời trang nội địa đang làm gì để chuẩn bị cho cuộc cạnh trang khó tránh khỏi đó? | ||
Thứ Tư, 12/09/2012 - 15:01
IVY moda chuẩn bị cho cuộc chiến với Zara và H&M
Sớm muộn thì những thương hiệu thời trang quốc tế sẽ đổ bộ vào Việt Nam, một thị trường với gần 90 triệu dân. Các thương hiệu thời trang nội địa đang làm gì để chuẩn bị cho cuộc cạnh trang khó tránh khỏi đó?
Chúng tôi có cuộc trò chuyện với doanh nhân Vũ Anh - nhà tài trợ Bạc của cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2012 về thương hiệu tâm huyết Ivy Moda của anh. Gương mặt lạnh nhưng cách nói chuyện lại hóm hỉnh, phong cách giản dị… là những cảm nhận đầu tiên về anh, doanh nhân Vũ Anh.
Những phút nghiêm túc hiếm hoi của doanh nhân Vũ Anh.
Anh thích giới thiệu mình là một doanh nhân, hay là một nhà văn lãng mạn? Tôi chỉ muốn được là chính con người mình, không phải là doanh nhân hay nhà văn. Doanh nhân cũng chỉ là một nghề, còn văn chương của tôi không bay bổng, không đẹp, bút pháp của tôi cũng không lãng mạn mà xù xì, hiện thực. Tôi chỉ là một người đàn ông bình thường với mọi người xung quanh. Nhưng nếu mà tôi oách oách một chút có khi tôi cũng đứng ở vị trí oách oách ấy mà trò chuyện đấy. (Cười) Anh làm việc trong lĩnh vực thời trang, cụ thể là làm cho phụ nữ đẹp hơn, đó có phải là mục đích đầu tiên của anh khi bước chân vào kinh doanh? Thị trường thời trang ở nước ta còn là một thị trường mới mẻ. Đã qua giai đoạn ăn no, mặc ấm và chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp. Nhận ra điều ấy tôi đã quyết định dừng kinh doanh xe máy, nhà hàng để chuyển sang làm thời trang.
Theo anh, thành công nhất của anh về mặt kinh doanh cho đến thời điểm này là gì?
Khi nghĩ “mình đã thành công rồi” là lúc mình bắt đầu... đi xuống. Tôi thấy mình vẫn chưa làm được gì nhiều dù đang điều hành một thương hiệu thời trang có chỗ đứng trong thị trường, được khách hàng hào hứng đón nhận. Sản phẩm của Ivy hướng tới tiêu chí nào đầu tiên? Tôi rất tự hào với đội ngũ thiết kế đông gồm bốn phòng, mỗi phòng phụ trách một dòng sản phẩm riêng, cập nhật xu hướng của thế giới kịp thời, dẫn đầu xu hướng ở Việt Nam. Trước đây các thương hiệu thời trang Việt chỉ phải lo cạnh tranh với nhau, nhưng ngày nay còn phải cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài, vì bây giờ người Việt đi nước ngoài mua sắm rất nhiều, và các hãng cũng vào Việt Nam ngày một nhiều.
Vũ Anh là một trong số rất ít doanh nhân Việt cân bằng được công việc và thời gian cho vợ con
Tôi đã nhìn trước được bài toán đó. Trên thế giới, có những hãng đã rất thành công khi hướng tới thời trang đẹp, hợp lý với giá rẻ như Zara và H&M, và sắp tới họ sẽ vào Việt Nam. Chúng tôi cũng đã suy nghĩ xem mình phải làm thế nào để cạnh tranh với những hãng này.
Thậm chí trong việc xây dựng chính sách phát triển của Ivy Moda, chúng tôi đều coi hai hãng này là đối thủ tiềm năng. Họ chưa vào, và mặc dù mình cũng không vươn ra thế giới, nhưng Ivy Moda vẫn xem họ là đối thủ tiềm năng để xây dựng chiến lược phát triển để làm sao khi họ vào Việt Nam mình vẫn có thể cạnh tranh được. Khi họ vào, ngành công nghiệp thời trang đang manh nha như hiện nay của Việt Nam sẽ rất vất vả. Cụ thể những vất vả đó là gì, theo chủ quan của anh? Về kiểu dáng không đáng ngại, bởi các hãng thời trang lớn cũng cập nhật xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng cập nhật không bị muộn quá. Vấn đề các hãng thời trang của Việt Nam sẽ gặp khó khăn đó là, thứ nhất - xuất xứ thương hiệu. Thứ hai, đó là Zara và H&M đã rất thành công với chiếc lược của họ khi tốc độ ra mắt các mẫu mới rất nhanh, mẫu lại phong phú. Để làm được điều này đòi hỏi một bộ máy khổng lồ làm việc khoa học và sáng tạo. Trong khi đó các công ty thời trang hiện nay ở Việt Nam vẫn đang quản trị theo mô hình gia đình, khả năng cạnh tranh tốc độ ra mẫu là vô cùng khó khăn. IVY cũng là một thương hiệu thời trang bình dân như Zara hay H&M? Khái niệm về thời trang bình dân và cao cấp thực ra cũng rất mơ hồ, nếu nhìn từ góc độ đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Nói một cách công bằng thì 99% các hãng thời trang trên thế giới đều là bình dân, vì họ hướng tới phân khúc dành cho đại đa số người tiêu dùng. Thời trang cao cấp ngoài giá cả và chất lượng sản phẩm cao, còn có một vài yếu tố không thể thiếu đó là xuất xứ thương hiệu và bề dày lịch sử. Đấy là thứ mà không phải hãng thời trang nào cũng có.
So với những thương hiệu thời trang trong nước thì IVY Moda đang đứng ở đâu?
Việc này nên để cho khách hàng trả lời thì tốt hơn. Nhưng bản thân tôi biết mình đang đứng ở đâu, bởi chúng tôi luôn phân tích thế mạnh và yếu của các hãng khác là gì để có chiến lược phát triển phù hợp hơn. Anh đã làm gì vượt qua cuộc khủng hoảng này, khi ngành may mặc nội địa được đánh giá là một trong những ngành gặp khó khăn nhất? Năm ngoái chúng ta lâm vào tình trạng lạm phát phi mã. Theo logic, sau lạm phát sẽ rơi vào thiểu phát, sản xuất đình đốn, sức tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều. Doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải có đối sách riêng. Phần lớn các doanh nghiệp chọn giải pháp an toàn cho mình, bằng cách giảm sản lượng để không bị áp lực hàng tồn kho. Chúng tôi thống nhất không giảm sản lượng sản xuất mà còn tăng, nhưng ngay từ cuối năm ngoái đã chấp nhận giảm 30% giá bán khi các doanh nghiệp khác còn đang lúng túng chờ đợi và kì vọng vào một năm tới bớt lạm phát. Tất nhiên trong giai đoạn này lợi nhuận không bao giờ là mục tiêu số một, và chúng tôi phải chấp nhận để đạt được mục tiêu khác lớn hơn. Đấy là thị phần. Kết quả ra sao? Kết quả rất khả quan. Hàng sản xuất nhiều hơn mà không bị tồn kho. Từ những ngày đầu khởi nghiệp với 30 nhân viên, hiện nay là hơn 600 người, con số đó thể hiện thương hiệu của anh đang phát triển theo bề rộng hay chiều sâu? IVY Moda phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhưng chúng tôi chú trọng về chiều sâu nhiều hơn. Nếu chia làm 10 phần thì rộng là 4 phần và sâu là 6 phần. Bởi vì hai phần đó không thể chênh lệch nhau quá nhiều được. Nhiều doanh nghiệp làm thời trang thường chọn phát triển về bề rộng trước tiên, nhưng trong những năm tới khi mà Zara và H&M vào Việt Nam thì những doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển về bề rộng sẽ rất vất vả, bởi vì họ không có một bộ máy đủ sức khỏe để chiến đấu với những hãng thời trang như thế. Lý do khiến anh quyết định tham gia vào một sân chơi nhan sắc lớn nhất Việt Nam là gì? Khách hàng của tôi đều là những người muốn hướng tới cái đẹp. Tôi quyết định đồng hành và trở thành nhà tài trợ Bạc của Hoa hậu Việt Nam 2012 cũng vì khách hàng của mình thôi. Sự hài lòng của khách hàng, là mong muốn của tất cả cả các doanh nghiệp chứ không riêng gì chúng tôi. Vấn đề là ai làm được hơn thì người ấy thắng.
|
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|