Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Phận bồ liễu nặng gánh gia đình
“Con à! Mẹ đói lắm. Mấy ngày nay mẹ chỉ ăn rau. Con gửi về ít tiền, chứ nếu thế này mẹ không sống nổi", Vân (sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội) tâm sự về việc mẹ sống dựa vào mình từ ngày bố mất.
Phận bồ liễu nặng gánh gia đình “Con à! Mẹ đói lắm. Mấy ngày nay mẹ chỉ ăn rau. Con gửi về ít tiền, chứ nếu thế này mẹ không sống nổi", Vân (sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội) tâm sự về việc mẹ sống dựa vào mình từ ngày bố mất.

Từ nhỏ Vân đã sống trong cảnh nghèo túng. Hễ trời mưa là phía trước ngôi nhà ngập hết. Căn nhà tuềnh toành, trống hoác. Bờ tường chính giữa căn nhà được đập thông làm lối ra vào, không có cả cửa khóa.

Bố Vân là người kiếm tiền nuôi cả gia đình, còn mẹ cô thỉnh thoảng đi đồng nát kiếm thêm. Năm ngoái bố đột ngột mất vì ung thư. Cậu em chuẩn bị học cấp 3 phải bỏ đi Nam kiếm sống. Vân vừa học vừa làm tự nuôi mình, đóng tiền học và thỉnh thoảng gửi đồng quà gói bánh về giúp mẹ.

Trái lại với hai đứa con, mẹ Vân càng sống "bám" vào con hơn. Bà ở nhà chơi lô đề mà theo như lời Vân "giờ mẹ mình nghiện đề nặng rồi". Vậy nên lúc nào túng thiếu, không có tiền nuôi lô là bà gọi điện cho Vân, cho em cô, để hỏi xin tiền.

Không ít người phụ nữ phải làm trụ cột gia đình từ rất sớm. Ảnh: guardian.co.uk.

Khi vòi tiền, mẹ Vân kể lể rằng bà khổ lắm. Con gái không có khả năng đáp ứng thì bà trách Vân sống sung sướng, bỏ mặc, không thương mẹ. Bà viện cớ cái xe đạp hỏng không đi chợ được khiến Vân tưởng thật gọi điện cho hàng xóm vay tiền đưa mẹ sửa xe, bà lại đòi thêm vài trăm nữa. Người mẹ còn nghĩ con gái đang sống cùng bạn trai, được chu cấp.

“Mẹ cứ nói ‘tao biết rồi nhé’ khiến mình đau lòng lắm. Thực ra mình chẳng xác định gì với anh ấy nên dù có đói ăn cả tuần cũng chưa bao giờ ngửa tay vay anh”, Vân xót xa. Mẹ Vân chưa đến 50 tuổi, vẫn còn khỏe nhưng bà quen dựa dẫm. Bà mẹ làm sao biết được, con gái mình đã một tuần nay phải sống nhờ vào tiền của bạn cùng phòng. Trưa nay, bạn đi học không về, cô phải nhịn đói. Tiền ký túc, tiền học, cô cũng đang phải vay.

Bà cũng không thể biết, con gái bà phải đi làm đủ thứ nghề từ nhân viên phát tờ rơi, lễ tân, nhặt bóng trong quán bida, bán trà đá... với đồng lương rẻ mạt để có tiền trang trải cho cuộc sống sinh viên, tiền học và gửi về cho bà. “Mình chuẩn bị đi buôn bán với bạn, vốn của bạn bỏ ra. Hy vọng lần này thoát khỏi tình trạng nợ nần. Sang năm mình ra trường, đi làm rồi sẽ không còn phải lo nữa”, Vân cho biết.

Từ nhỏ, Phụng (Hà Nội) đã thấy mình không có số may mắn. Cô luôn nghĩ rằng mẹ “trọng nam khinh nữ”. Tại sao mẹ có thể tâm sự hàng giờ với anh trai nhưng chẳng bao giờ lo cho cô dù chỉ là một lần cột tóc, chải đầu.

“Tôi là con thứ hai trong nhà 3 anh em nhưng từ năm lớp 3 đã phải cơm nước. Có hôm tôi đi học về mệt, định bụng nằm một chút, ai dè ngủ quên. Mẹ về thấy, chửi tôi đủ thứ thô tục lắm”, Phụng kể. Phụng lớn lên trong sự khắt khe của mẹ. Việc bị mắng chửi, đòn roi ngày một khiến cô bé trở nên trầm lắng, thu mình. “Mẹ chửi tôi ngu dốt, óc bã đậu, bảo tôi lề mề chậm chạp… khiến tôi luôn nghĩ rằng bản thân mình ngu dốt, chậm chạp thật”, Phụng cho biết.

Thực ra Phụng thông minh, học giỏi nhất nhà, là đứa con duy nhất trong gia đình đậu đại học. Song mỗi lần xin tiền đóng học và chi phí sinh hoạt hàng tháng, Phụng đều nhận được cái lườm nguýt, ghẻ lạnh hay những lời chửi mắng từ bố mẹ. “Có lần lớp đi liên hoan, tôi xin trăm nghìn để đóng, bà chửi rồi vứt tiền vào mặt tôi. Tôi xấu hổ, tủi thân, nước mắt cứ chảy dài mỗi lần nhớ lại chuyện này", cô gái 25 tuổi kể.

Đến khi Phụng đi làm, mẹ đều bắt cô "đóng tiền phụng dưỡng" mỗi tháng, nhiều lần còn viện lý do để vay tiền Phụng. Lúc cô dành dụm được gần 20 triệu đồng, định bụng để mua chiếc xe máy đi làm thay vì đi xe buýt như hiện nay, mẹ cũng lấy mất.

"Thực ra tôi biết mẹ lấy tiền để làm gì. Nhiều lúc suy nghĩ lại tôi cũng thương mẹ như chính thân tôi. Bà vất vả làm lụng, làm cho bản thân mình xấu xa trong mắt tôi chỉ để có tiền lo cho các anh. Tôi chỉ trách một điều sao mẹ chẳng bao giờ biểu lộ tình thương với tôi", Phụng cho biết thêm.

Bố rượu chè, cờ bạc, cả ngày chỉ lêu lổng, hành hạ mẹ, đánh đập chị em Chung (sinh viên một trường đại học ở đường Giải Phóng, Hà Nội). Vậy nên từ nhỏ, cô gái này đã phải thay bố chăm lo cho gia đình.

"Bố chán nản với cuộc đời lâm vào nghiện rượu, cờ bạc. Lúc không có tiền thì bố đánh mẹ và chị em tôi. Tuổi thơ tôi gắn với những trận đòn kinh hoàng. Tôi khát khao đậu đại học, xem đó như một con đường giải thoát mình, thế mà lúc đậu rồi ông lại không cho tôi đi", Chung chia sẻ.

Cô vẫn kiên quyết đi học. Chập chững lên thủ đô, Chung đã đi làm gia sư. Ngoài lo cho mình, Chung vẫn có tiền gửi về giúp mẹ. Được hai tháng thì bố cô biết được, dọa nếu không cho ông tiền thì sẽ đánh mẹ cô. Từ đó, Chung phải dạy thêm nhiều hơn vì cô nghĩ "cho bố nhiều tiền thì ông sẽ không đánh mẹ nữa". Cô lao đầu vào làm việc, học hành.

"Đột ngột vừa rồi mẹ gọi tôi về gấp. Về đến nơi thấy bố gầy chỉ còn da bọc xương, mái tóc bạc xác xơ, bước đi không nổi. Tôi chỉ biết quay mặt đi chảy nước mắt. Tôi nhận ra không hận ông như mình vẫn tưởng", Chung thổn thức.

Phan Dương

10 10 người


Tin đã cập nhật trước đó
   Lắng nghe mong muốn của...
Có hàng trăm cuốn sách dạy phụ nữ cách chiếm lĩnh trái tim phái mạnh, nhưng bài học thực tế...

   Tai bay vạ gió của...
"Đến ngày cưới, lúc cô dâu chào bố mẹ, người thân chuẩn bị lên ôtô về nhà chồng thì cậu...

   Cay đắng đời trai của...
"Đến ngày cưới, lúc cô dâu chào bố mẹ, người thân chuẩn bị lên ôtô về nhà chồng thì cậu...

   Cô giáo chuyển giới 'trả...
Quỳnh Trâm - người đầu tiên được chính quyền công nhận xác định lại giới tính quyết định mở lớp...

   Những tác động kì diệu...
Bé có khả năng ca hát tốt là thể hiện chức năng của não bé cũng phát triển tốt. Âm...

   Mẹ bị bạo hành, con...
Khi mẹ bị bạo hành trong gia đình, mẹ không phải là người duy nhất mang trên mình những vết...

   Đàn ông tiêu tiền -...
Chiều qua, đến hẹn lại gặp, tan sở là nhóm chúng tôi rủ nhau làm vài ve lai rai. Lúc...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top