Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Bé bị bắt cóc ở trường có thể sang chấn tâm lý
Các chuyên gia tâm lý lo ngại những em bé bị khống chế trong vụ ở trường mầm non hôm 11/10 có nguy cơ sang chấn tâm lý. Lời khuyên cho cha mẹ là nên đưa các em đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
>
Bé bị bắt cóc ở trường có thể sang chấn tâm lý Các chuyên gia tâm lý lo ngại những em bé bị khống chế trong vụ ở trường mầm non hôm 11/10 có nguy cơ sang chấn tâm lý. Lời khuyên cho cha mẹ là nên đưa các em đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.>

Sáng 11/10, một thanh niên mặc áo giáp tự chế xông vào trường mầm non ở quận Tân Bình, TP HCM, bắt và kề dao khống chế hai bé 3 tuổi. Hai tiếng đồng hồ sau, công an kịp thời giải cứu con tin và bắt hung thủ. Một học sinh bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Người thân cho biết về nhà em trở nên hoảng sợ, không dám gặp người lạ.

Ông Nguyễn Trung Nguyên, chuyên viên tâm lý trị liệu người lớn và trẻ em, Viện Nghiên cứu tâm lý học thực hành cho rằng các vụ bắt cóc như trên hiếm xảy ra ở các trường học Việt Nam. Đây là lời cảnh báo cho nhà trường và phụ huynh tăng cường bảo vệ an toàn cho trẻ trong môi trường học đường và cả ở nhà.

Riêng về khía cạnh tâm lý, theo ông Nguyên, đối với bất kỳ người lớn nào khi chứng kiến một vụ bắt cóc cũng cảm thấy hoang mang sợ hãi, huống chi nạn nhân là những đứa trẻ mới lên 3 tuổi bị gí dao vào cổ. "Các em còn quá nhỏ, khả năng chịu đựng kém nên nguy cơ sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm thần hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không được giải tỏa, những hình ảnh đó luôn tái hiện trong tâm trí trẻ về sau này".

Một trong hai cháu bé bị kẻ bắt cóc khống chế tại trường hôm 11/10, bị thương ở chân. Ảnh: An Nhơn.

Sang chấn tâm lý được hiểu là trạng thái rối loạn tâm lý khi một biến cố, sự việc xảy ra có sức tác động mạnh mẽ, mang tính bất ngờ làm trẻ không kịp thích ứng. Những biến cố này làm đảo lộn cuộc sống, gây hoang mang, đau khổ, đe dọa tới cuộc sống, hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, thái độ và tâm lý của bé.

Thông thường sang chấn tâm lý có thể gặp nơi trẻ khi: bị bắt cóc, cha mẹ ly hôn, gia đình xào xáo, bị xâm hại, lạm dụng, bạo hành, chứng kiến cái chết thương tâm của người thân hoặc bạn bè, mất tích hoặc chết do thảm họa thiên nhiên... Mức độ tổn thương tâm lý và biểu hiện của sang chấn tâm lý ở trẻ rất đa dạng. Nhẹ là quấy khóc, giật mình, nói mớ khi ngủ; nặng có thể dẫn đến những hành vi lệch lạc, thái độ sống tiêu cực.

Xét khía cạnh khác, chuyên viên tâm lý Trung Nguyên quan sát thấy tâm lý của người Việt Nam thông thường khi xảy ra một biến cố nào đó, việc đầu tiên là đưa trẻ về với gia đình để được cha mẹ ấp ủ, chăm sóc. Ông cho rằng điều này là hoàn toàn không nên, bởi dù sao cha mẹ cũng không thể dùng mắt để biết hết những vấn đề sức khỏe, tâm lý mà con gặp phải.

Chẳng hạn trong trường hợp vừa qua, kẻ bắt cóc bị tâm thần thì có thể có những hành vi biến thái như xâm hại hay nhét dị vật vào bộ phần nào đó trên cơ thể trẻ, hoặc trẻ có thể ngã không chảy máu nhưng bị máu bầm tích tụ... Vì thế lời khuyên cho phụ huynh là nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

"Ở một số nước phát triển khác, trong tình huống tương tự, trẻ sau khi được đưa ra khỏi hiện trường thì sẽ được đưa ngay đến bệnh viện nhi có khoa tâm lý. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát xem trẻ có bị chấn thương thân thể không, sau đó các bác sĩ tâm lý sẽ có phương pháp can thiệp giúp trẻ ổn định trở lại", ông Nguyên nói.

Do mức độ và biểu hiện về sang chấn tâm lý nơi trẻ rất đa dạng nên hiện không có một phương pháp điều trị nào đặc hiệu, theo chuyên gia tâm lý. Tùy theo kết quả chẩn đoán, kiểm tra mà bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị cho trẻ thích hợp, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh giúp con vượt qua khủng hoảng.

"Trẻ rất mau quên những gì đã xảy ra nhưng lại không có khả năng tự chủ, điều khiển nhận thức và hành vi của mình như người lớn nên cần phải có sự can thiệp, giúp đỡ ngay. Điều cha mẹ nên làm là giúp cho trẻ hiểu biến cố vừa qua 'chẳng có gì là ghê gớm, nghiêm trọng cả', rồi bình tĩnh đưa con đến gặp bác sĩ".

Ngoài ra, ông cho rằng, khi những tình huống tương tự xảy ra ở trường học, giáo viên có thể giúp học sinh ổn định tâm lý bằng những trò chơi mang tính gợi mở, giúp trẻ nhận thức tình huống theo một hướng nhẹ nhàng hơn. Cụ thể, cô giáo có thể cho trẻ chơi trò "chú công an bắt cướp", qua đó giáo dục bé những kỹ năng ứng phó trong hoàn cảnh tương tự.

Thi Trân

Tin liên quan:
Các bé trường mầm non bị bắt cóc hoảng loạn đòi bố mẹ
35 35 người
Tweet


Tin đã cập nhật trước đó
   Chạy trốn
Chiếc xe tốc hành lao nhanh dưới cơn mưa nặng hạt. Nhìn qua ô cửa kính, những cánh đồng ngập...

   Làm mẹ “trứng gà trứng...
Tôi có 3 con, chưa đứa nào trong chúng tròn 3 tuổi...

   Tan cửa nát nhà vì......
Có nhiều bạn tự hào vì mình sử dụng Smartphone, nhưng có thể chiếc điện thoại của bạn không hẳn...

   Cùng chuyên gia giúp bé...
Hội họa thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển...

   Sự thật đáng ngạc nhiên...
Người cũ đang lén đọc Facebook của bạn: Trong một điều tra khảo sát mới đây, 85% đối tượng tham...

   Những sự thật đáng ngạc...
Người cũ đang lén đọc Facebook của bạn: Trong một điều tra khảo sát mới đây, 85% đối tượng tham...

   Chăn có rận
Tin anh một mình gửi đơn xin ly hôn nhanh chóng lan đi từ gia đình đến bạn bè, đồng...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top