Trẻ có thể khóc sướt mướt chỉ vì kiểu tóc mới không đẹp. Bạn hãy nói cho con biết bạn hiểu con cảm thấy buồn như thế nào, rằng "Rồi tóc của con sẽ dài ra và mẹ sẽ đưa con đi cắt lại tóc". | |
Trẻ không phải thanh toán các hóa đơn, nấu nướng. Nhưng cũng giống người lớn, trẻ cũng có những nhu cầu hằng ngày và có việc không suôn sẻ. Nếu sự thất vọng và giận dữ tích tụ dần, trẻ có thể trở nên lo lâu. Điều đó cũng hoàn toàn bình thường. Và cha mẹ có thể giúp con giải quyết những vấn đề này không mấy khó khăn. Kidshealth đưa ra một số gợi ý giúp bạn: - Những điều khiến trẻ lo lắng Cả trẻ và cha mẹ có cùng chung lo lắng về: điểm số, bài kiểm tra, sự thay đổi của cơ thể, làm quen với bạn mới. Trẻ cũng có thể lo sợ bị trêu chọc hoặc bị bạn bè tẩy chay, không cho chơi cùng... Ngoài ra, vì trẻ bắt đầu thấy mình là một phần của thế giới rộng lớn hơn, nên cũng sẽ có những lo lắng về những tin tức thế giới. Những thứ như: khủng bố, chiến tranh, ô nhiễm, trái đất nóng lên, động vật bị đe dọa tuyệt chủng và những thảm hỏa tự nhiên cũng có thể khiến bé lo lắng. - Hiểu những suy nghĩ của trẻ Trước hết, bạn cần phải biết điều gì đang diễn ra trong suy nghĩ của trẻ. Bạn hãy luôn lắng nghe và để tâm đến những chuyện đang xảy ra ở trường, đội bóng và bạn bè của con. Bạn có thể hỏi con xem mọi việc đang diễn ra như thế. Và khi nghe tin tức hằng ngày, bạn hãy chắc chắn rằng sẽ hỏi xem con nghĩ gì và cảm thấy như thế nào về điều đã xảy ra. Nếu con tỏ ra lo lắng về một điều gì đó, bạn hãy hỏi con và lắng nghe thật chăm chú. Đồng thời khuyến khích con viết ra điều khiến mình bận tâm. Đôi khi chỉ cần chia sẻ câu chuyện với cha mẹ cũng có thể giúp trẻ thoát khỏi nỗi sợ. - Hướng dẫn bé cách giải quyết vấn đề Bạn có thể giúp con thoát khỏi sự sợ hãi bằng cách giúp trẻ học cách giải quyết với những tình huống thực tế. Khi trẻ kể cho bạn nghe về lo lắng của mình, bạn hãy đề nghị được cùng trẻ tìm ra cách giải quyết. Chẳng hạn, nếu con trai lo lắng về bài kiểm tra toán sắp tới thì bạn hãy đề nghị được giúp con học. Trong phần lớn tình huống, bạn nên cùng thảo luận cách giải quyết với con hơn là nhảy vào và tự làm theo ý mình cho là tốt. Vấn đề được giải quyết cùng với trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều việc bạn làm thay con. Bằng cách này, trẻ sẽ không quá phụ thuộc vào bạn mỗi khi gặp rắc rối. - Luôn hướng trẻ nhìn vào tương lai Đôi khi trẻ lo lắng về những điều đã xảy ra. Lúc đó, chính bạn sẽ là người chỉ ra tương lai. Có thể, ngày hôm nay trẻ khóc vì kiểu tóc mới không đẹp nhưng một thời gian sau sẽ khác. Bạn hãy nói với con rằng, bạn hiểu con cảm thấy buồn như thế nào và "Rồi tóc của con sẽ dài ra và mẹ sẽ đưa con đi cắt lại tóc". Bạn hãy chỉ ra cho trẻ thấy nhiều vấn đề chỉ là tạm thời và có thể giải quyết được. Sẽ có những ngày tốt hơn và những cơ hội mới để cố găng. Một vài trẻ lo lắng những vấn đề lớn lao như khủng bố, chiến tranh hoặc trái đất nóng lên. Khi đó bạn hay cùng con thảo luận về vấn đề này, đưa ra những thông tin chính xác và sửa bất kỳ khái niệm hiểu sai nào ở trẻ. Bạn hãy nói với con rằng rất nhiều người đang chung tay giải quyết vấn đề này để trẻ được an toàn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý phản ứng của chính mình khi nghe những tin tức thế giới vì với cùng một sự kiện, trẻ sẽ học theo cách phản ứng của bạn. Nếu bạn thể hiện sự tức giận và stress về một sự kiện nào đó thì trẻ cũng sẽ cảm nhận theo cách như thế. - Làm tấm gương tốt cho con Bài học tốt nhất mà chúng ta có thể dạy con là những gì mà chúng ta từng trải qua. Nếu bạn tức giận với một danh sách những việc phải làm quá dài thì trẻ cũng sẽ học giống như bạn. Phương Trang |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|