Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Áp lực mang tên
"Xã hội Việt Nam hiện vẫn khắt khe với những người thiếu may mắn trong chuyện con cái. Có những trường hợp nguyên nhân xuất phát từ chồng nhưng không hiểu sao người vợ vẫn bị “săm soi” kỹ lưỡng...".
Thứ Năm, 10/11/2011 - 15:23

Áp lực mang tên "hiếm muộn"
"Xã hội Việt Nam hiện vẫn khắt khe với những người thiếu may mắn trong chuyện con cái. Có những trường hợp nguyên nhân xuất phát từ chồng nhưng không hiểu sao người vợ vẫn bị “săm soi” kỹ lưỡng...".
 
Chị Nguyễn Thị H.N. (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) bị buồng trứng đa nang. Lấy chồng đến nay đã 7 năm, chị vẫn chưa được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ.

 

Thấy bạn bè con bồng con bế, đi đâu cũng ríu rít như chim non, chị N. chạnh lòng vô cùng. Những người bạn thân có con của chị dần cũng không í ới chị trong những buổi gặp mặt, vì sợ chị đến rồi chị sẽ buồn.

 

Dần dần, chị sinh ra mặc cảm và trở nên tự ti. Mỗi lần thấy tiếng trẻ con khóc, cười, chị đều bật khóc và trong lòng dấy lên nỗi khao khát.

 

Chị cùng chồng đi khám tại bệnh viện phụ sản Trung ương suốt mấy năm nay nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan. Trong suốt quãng thời gian vài năm ấy, chị N. cùng chồng đi hết từ cảm xúc này đến cảm xúc khác: Từ hi vọng tới thất vọng, từ thất vọng đến buồn chán, từ lạc quan đến tuyệt vọng. Thậm chí, đã có những lúc chị chán nản, muốn buông xuôi vì kết quả điều trị không như mong muốn.

 

Điều tệ hại hơn cả là thời gian đầu chị quyết tâm bao nhiêu thì càng về sau chị càng nhụt chí bấy nhiêu. Như không thấy tia hi vọng nào, chị bắt đầu đâm ra thù ghét chính bản thân vì cảm thấy mình thật vô tích sự, hằn học với chồng để che giấu nỗi sợ bị chồng và gia đình chồng ruồng rẫy, nổi cáu với những người xung quanh và oán hận số phận.

 

Mặc dù chồng đã “đả thông tư tưởng” từ khi phát hiện sự việc, nhưng chị luôn luôn tự giày vò mình.

 

Chị H.N. có cái may mắn là không bị mẹ chồng “giày vò” thêm, bởi bà cụ đã mất từ trước khi chị cưới.

 

Nhưng trong gia đình, không khí rất nặng nề. Hiệu quả công việc của cả hai vợ chồng giảm sút rõ rệt vì cả hai đều uể oải, làm việc nhiều cũng không biết để dành tương lai cho ai…

 

“Đi khám, bác sỹ bảo cả hai đều không có vấn đề gì nhưng không hiểu sao mãi mà chúng tôi không có con. Chúng tôi đã vái tứ phương, ai mách thầy nào, thuốc nào đều tìm tới nhưng vẫn chưa có gì”, chị H.N. buồn bã chia sẻ.

 

Đã có những thời điểm chị N. cùng chồng tự an ủi nhau rằng nếu tình hình không có gì cải thiện thì sẽ xin con nuôi, bởi ở các nước khác họ kết hôn nhưng không cứ nhất thiết phải có con cái mới hạnh phúc.

 

Song suy nghĩ vẫn mãi là suy nghĩ. Mong muốn có một đứa con luôn thường trực trong vợ chồng chị và nó gần như không bao giờ tiêu tan ngay cả trong những lúc bế tắc, tuyệt vọng nhất.

 

Nhiều bệnh nhân chữa trị vô sinh, hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản Trung ương cho biết áp lực của họ đến từ nhiều phía: Bản thân, chồng, gia đình chồng, bạn bè, đồng nghiệp rồi dư luận xã hội.

 

Đặc biệt nhất là áp lực mong có con có cháu từ phía nhà chồng (nếu chồng là con một thì đây là nỗi ám ảnh số 1 của những người phụ nữ hiếm muộn).

 

“Tôi có thể không có nhan sắc, không có nhiều tiền, vv … tất cả những điều đó không sao. Nhưng kể từ khi biết tôi khó có khả năng sinh con, tôi như bị nhìn với ánh mắt khác”, một bệnh nhân điều trị vô sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay.

 

Bệnh nhân này phải tìm cách thụ tinh trong ống nghiệm vì chồng bị yếu tinh trùng nhưng đã làm vài lần mà chưa thành công.

 

Chị cho biết xã hội Việt Nam hiện vẫn khắt khe với những người thiếu may mắn trong chuyện con cái. Có những trường hợp nguyên nhân xuất phát từ chồng nhưng không hiểu sao người vợ vẫn bị “săm soi” kỹ lưỡng.

 

Trong số những bệnh nhân đến chữa vô sinh, có những trường hợp giấu giếm gia đình cũng vì nỗi sợ gia đình sẽ gây áp lực để vợ chồng phải bỏ nhau.

 

“Có người đến đây khốn khổ lắm. Vì mẹ chồng buông lời cay nghiệt: “Nhà này nuôi con vật nào cũng đẻ, chỉ nuôi mỗi con dâu là không đẻ được”. Nghe những lời như đâm vào tim gan ấy, chẳng ai còn tinh thần để mà kiên trì theo đuổi được nữa”, bệnh nhân này nói.

 

Thu mình lên chùa, làm từ thiện

 

Qua tìm hiểu những đối tượng hiếm muộn, vô sinh đang điều trị tại bệnh viện Phụ sản, đại đa số cho biết kể từ khi biết được chuyện không may mắn này, cuộc sống của họ rẽ sang một trang khác, không còn tươi mới, không còn lạc quan…

 

“Tôi thường xuyên lên chùa cầu nguyện, làm lễ để cầu con. Nhiều người đi chùa cầu tài cầu tiền nhưng tôi chỉ cầu con thôi”, chị Hương, một phụ nữ hiếm muộn 12 năm đang điều trị tại bệnh viện phụ sản cho hay.

 

Bên cạnh đó, rất nhiều người hiếm muộn, vô sinh đã tăng cường làm việc thiện, đặc biệt những việc thiện liên quan đến trẻ nhỏ để cầu mong may mắn sẽ “để mắt” tới mình.

 

Song song với việc đi khấn lễ đều đặn ở các chùa, chị Hương thường xuyên đến những trại trẻ mồ côi, những địa chỉ làm từ thiện cá nhân để hỗ trợ vật chất, tài chính, động viên, an ủi những bé thiệt thòi, mong “tích đức” được nhiều hơn nữa để sớm được bồng bế con yêu…

 

Theo VietNamNet


Tin đã cập nhật trước đó
   10 câu nói nàng thích...
Ấn Độ có câu: “Chinh phục con gái dựa vào cái miệng”. Lời nói ngọt ngào là cách tốt nhất...

   Trẻ con học điều dở...
“Tôi luôn dạy con khi hắt xì hơi hoặc ngáp phải lấy tay che miệng. Vậy mà đoạn quảng cáo...

   Niềm vui có con dâu
Nhiều mẹ chồng hiện đại mừng húm khi cưới được vợ cho con trai mình. Nhà ít con nên dâu...

   Yêu đại gia có sướng?
Yêu đại gia không khác yêu người bình thường ở điểm: Sướng điều này thì sẽ khổ ở điều kia....

   Cư dân mạng bức xúc...
Đoạn video dài 2 phút đăng tải trên YouTube khiến cư dân mạng sốc vì giọng nhại "mắng chồng "của...

   Giận vợ, chồng bức tử...
Vợ cứ mãi đi đánh bạc, ông Nam (41 tuổi) ở nhà pha thuốc trừ sâu với si rô cho...

   Vợ chồng... “kẹt”
Ba năm sau ngày cưới, tôi bỗng phát hiện một điều: Bà xã tôi hay “kẹt” ở đâu đó với...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top