"Thành phố trẻ em", còn gọi là "Kizciti" là một một mô hình công viên vui chơi giải trí xuất phát từ nước ngoài, được thiết kế dành cho trẻ em và gia đình với những hoạt động giải trí trong nhà và ngoài trời gần gũi với thiên nhiên. Loại hình này đang được đánh giá là sân chơi lành mạnh với những hoạt động và trò chơi áp dụng từ thực tế giúp trẻ phát triển trí tuệ và sức khỏe, đồng thời giúp nuôi dưỡng ước mơ và khám phá khả năng của bản thân bằng thái độ tự tin, chủ động.
Mô hình "thành phố trẻ em" (Kizcti) được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: T.T. |
Mặc dù đã được đưa vào áp dụng rộng rãi ở nhiều nước như Hàn Quốc, Indonesia, Tây Ban Nha, Malaysia, Trung Quốc... nhưng hiện nay mô hình "Kizciti" này vẫn còn tương đối mới mẻ với người Việt Nam.
Trên thực tế đến nay Việt Nam chưa có một công viên dành riêng cho trẻ em. Ở các thành phố hơn như Hà Nội và TP HCM thiếu nhi hầu như không có sân chơi. Thống kê mới nhất tại TP HCM có khoảng 1,7 triệu trẻ dưới 16 tuổi, trong khi toàn thành phố chỉ có khoảng 40 công viên lớn nhỏ và một số khu du lịch có thu phí như Suối Tiên, Đầm Sen... song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí tinh thần của cộng đồng.
Thêm vào đó, nhu cầu trang bị "kỹ năng mềm" cho trẻ ngày càng được phụ huynh đề cao và quan tâm. Song hiện vẫn chưa có một trung tâm hay mô hình nào được đầu tư chuyên để đào tạo kỹ năng mềm cho trẻ.
Do đó với công viên “Thành phố Trẻ em" (Kizciti) ở quận 4, TP HCM, trẻ được tự do lựa chọn làm những gì mình thích, cũng như tham gia những trò chơi rèn luyện kỹ năng, phản xạ, nhận biết luật lệ giao thông hay hóa thân thành bác sĩ, kỹ sư, lính cứu hỏa tham gia vào công việc như trong đời thật...
Trong một khảo sát của chương trình "Hành trình không ngừng bước tới" do Diageo thực hiện tại Việt Nam ghi nhận, có 24% phụ huynh mong muốn con mình sau này trở thành nhà quản trị kinh doanh hoặc giám đốc điều hành; 17% muốn con làm bác sĩ, 15% làm chủ doanh nghiệp, 13% giáo viên, 13% chuyên viên công nghệ. Số còn lại muốn con làm một trong những lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, luật sư, khoa học gia, nhân viên văn phòng, nhà báo, phi công, chính trị gia... |
Thi Trân