Những kỹ năng sống bé cần đạt được là tính tự giác, sự thích nghi, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết cảm xúc, khả năng ứng phó với những tình huống đơn giản trong cuộc sống và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên. | ||
Thứ Ba, 07/02/2012 - 07:53
Làm sao để bé yêu tự tin và tự lập hơn?
Những kỹ năng sống bé cần đạt được là tính tự giác, sự thích nghi, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết cảm xúc, khả năng ứng phó với những tình huống đơn giản trong cuộc sống và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên.
Trong một buổi họp lớp thời phổ thông, chị Yến (Văn Quán – Hà Đông) vô cùng kinh ngạc khi thấy “quý tử” mới hơn 4 tuổi của một người bạn dùng khăn giấy lau bát đũa giúp những người “phụ nữ” xung quanh với điệu bộ rất “sành điệu” của cậu bé. Thậm chí, “người đàn ông” tí hon ấy còn hướng dẫn chị cách sử dụng thành thạo dao và nĩa khi dùng đồ ăn Tây… Có lẽ, đây là “người đàn ông” ga-lăng nhất của bữa tiệc hôm nay. Ngạc nhiên trước cậu con trai của người bạn bao nhiêu, chị giật mình nhìn lại cô con gái cũng xấp xỉ độ tuổi ấy của mình. Con gái chị khá ngoan, cũng thông minh “lý sự” ra trò, nhưng hầu như tất cả mọi việc đều phụ thuộc vào ba mẹ, từ việc đánh răng rửa mặt buổi sáng, cho tới từng miếng cơm chị vẫn phải đút cho con. Lo lắng trường học của con chật hẹp, không đủ cho con bay nhảy và tiếp xúc với thế giới xung quanh, vợ chồng chị rất chịu khó cho con đi chơi những ngày cuối tuần, nhưng khi đến nơi đông người, cô công chúa của chị rất bẽn lẽn, mè nheo đòi mẹ bế. Chị ước gì, con gái chị cũng có thể tự chăm sóc bản thân, tự tin trước đám đông và biết giao tiếp lịch thiệp với mọi người xung quanh. Đem băn khoăn hỏi người bạn của mình, chị được biết cậu bé “ga-lăng” với mình hôm trước vừa trải qua vài tháng “rèn luyện” trong lớp phát triển kỹ năng sống cho bé tại trường mầm non gần nhà. Chỉ một thời gian ngắn, cậu bé trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, bạo dạn và tự tin hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa. Tìm hiểu thêm, chị Yến được biết, phát triển kỹ năng sống cho bé là yếu tố cốt lõi của phương pháp giáo dục nổi tiếng thế giới Montessori. Phương pháp này còn gọi là phương pháp giáo dục đặc thù, nghĩa là hết sức chú ý tới cá tính của bé, coi bé như một cá thể độc lập cần được tôn trọng. Theo Cô giáo Nguyễn Thanh Hương – Hiệu phó Trường Mầm non Thần Đồng Bright School – người bỏ nhiều công nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp Montessori, nếu được áp dụng phương pháp này một cách bài bản, đầy đủ ngay từ khi bé bắt đầu đi học mầm non (khoảng 1 – 6 tuổi), bé không những tự tin hơn, mà còn có khả năng trở thành cá nhân xuất sắc, nổi bật trong cuộc sống sau này.
Cô Hương cũng cho biết, những kỹ năng sống bé cần đạt được là tính tự giác, sự thích nghi, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết cảm xúc, khả năng ứng phó với những tình huống đơn giản trong cuộc sống và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên. Theo đó, bé không hề bị ép buộc phải học hay chơi những thứ đã định sẵn, mà ngược lại được tự lựa chọn các hoạt động hay trò chơi mình yêu thích, giáo viên chỉ chịu trách nhiệm quan sát và hướng dẫn bé, để bé tự khám phá ý nghĩa của hoạt động và thúc đẩy cảm xúc cá nhân trước hoạt động ấy. Bên cạnh đó, bé được học cách chăm sóc bản thân từ khi còn rất nhỏ, như tự thắt dây giày, biết mặc quần áo và biết cách sử dụng các đồ dùng trong nhà, v.v… - những điều mà các ông bố bà mẹ vẫn thường nghĩ “con bé thế thì sao làm được!”. Theo phương pháp này, bé cũng được học kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kết hợp hoạt động theo nhóm, biết tự kiềm chế cảm xúc bản thân. Tất cả những điều đó nhằm đưa bé đến lối cư xử lịch sự và văn minh. Bé sẽ tự lập hơn trong cuộc sống, tự tin hơn trước đám đông, có tính kỷ luật cao, biết tôn trọng các quy tắc của cộng đồng, biết cách tự suy nghĩ giải quyết vấn đề… Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này thành công, cần sự phối hợp chặt chẽ và kiên trì giữa nhà trường với các bậc cha mẹ, để bé luôn phát triển theo một con đường nhất định và thống nhất.
|
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|