Hạn chế carbohydrate. Từ bây giờ, cần hạn chế hấp thu những loại thực phẩm chứa carbohydrate. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ cần 30-60 gr carbohydrate trong mỗi bữa ăn là đủ. Nếu mức hấp thu carbohydrate chỉ là 15-30 gr, hãy cân bằng nó với protein và chất béo không bão hòa như sữa chua với các loại hạt, hoặc trái cây và phó mát ít chất béo. Việc phân bổ hợp lý carbohydrate có thể giúp bạn tránh được những thay đổi bất thường về lượng đường trong máu.
Thực phẩm nhiều chất xơ và protein. Thực phẩm chứa chất xơ giúp kiểm soát glucose trong máu. Gạo lức, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc là những loại được khuyên dùng. Tương tự, các loại thực phẩm có mức protein cao như cá, tôm, cua và các loại thịt nạc cũng đem lại những tác dụng tốt.
Tôm chứa nhiều protein - Ảnh: Minh Khôi |
Xác lập thời gian dùng bữa. Hãy lập thời gian biểu ăn uống cách nhau 3-4 tiếng đồng hồ. Chế độ này áp dụng cho bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính. Bằng cách này, cơ thể tiếp tục được bồi bổ quá trình trao đổi chất của bạn được tốt hơn và lượng calorie được thiêu đốt cũng nhiều hơn.
Tập thể dục. Đây dường như là giải pháp tốt nhất để đối phó mọi bệnh tật. Đi bộ, chạy xe đạp và các hình thức vận động thể chất khác giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn để giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn có thể giúp giảm nguy cơ béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.
Khánh Đan
>> Ăn nhanh dễ bị tiểu đường >> Testosterone thấp dễ bị tiểu đường >> Kính áp tròng theo dõi bệnh tiểu đường >> Bữa ăn cho người bị tiểu đường