Sống qua thời bao cấp thiếu thốn, ông bà luôn giữ nếp cần kiệm, giành về mình bao khó nhọc hòng mong con cái không bị thua thiệt và khổ sở như thời thơ bé. | |
Thứ Tư, 27/06/2012 - 12:06
Khiến con thui chột tính tự lập
(Dân trí) - Sống qua thời bao cấp thiếu thốn, ông bà luôn giữ nếp cần kiệm, giành về mình bao khó nhọc hòng mong con cái không bị thua thiệt và khổ sở như thời thơ bé.
Từ bé họ bao bọc, chăm sóc con đã đành, đằng này trong khi các bạn đều tự đạp xe đi học thì chúng vẫn phải người lớn đón rước. Đi học nghề cũng cố chọn nơi gần nhà và đến lúc tìm việc cũng chỉ chăm chăm tìm chỗ không quá xa để còn nương nhờ bố mẹ.
Họ không ngờ dần dà hai cậu con trai định hình tính dựa dẫm vì đinh ninh có số “trẻ cậy cha, lớn cậy vợ, già cậy con”. Ông bà về hưu khi hai cậu con đều đã lấy vợ, những tưởng xong xuôi một phần trách nhiệm, có thể yên tâm nghỉ ngơi với số lương hưu kha khá, được quyền đi đây đó sau quãng thời gian vất vả, nhưng tiếc thay, cả hai anh em đều ỳ, đều ngong ngóng vào người kia, trông chờ bố mẹ, để rồi ba cặp vợ chồng, ba trẻ nhỏ cùng chui rúc, đúc nhét nhau trong căn hộ bảy mươi mét vuông, không chia được và chẳng ai có ý định chuyển ra trừ hai ông bà già cố tìm cách tách một gia đình ở riêng. Lại còn luôn mệt mỏi vì trông cháu hết đứa nọ đến đứa kia, cũng vì nhàn, sướng nên hai cô con dâu thi nhau đẻ, để tạo công ăn việc làm cho bố mẹ chồng. Đến khi chúng đều đi mẫu giáo, ông bà tìm đường đi làm kiếm thêm thu nhập. Nếu tất cả cùng cố gắng thì không nói làm gì, đây chỉ thấy ông bà cặm cụi, ông đi làm bảo vệ thức đêm thức hôm, bà nhận trông trẻ thuê và bán ít đồ dùng lặt vặt phục vụ các nhà xung quanh. Còn cậu con trai mặc kệ, vắt chân chữ ngũ coi như không phải việc của mình, dường như họ cho rằng bố mẹ đẻ mình ra phải có trách nhiệm bao cấp, lo cho cơm ăn áo mặc, dựng vợ gả chồng, trông con và xây nhà cửa cho mình… Suy nghĩ ích kỷ chỉ biết hưởng thụ, chẳng thương bố mẹ, khác gì thói bất hiếu. Ở đó cũng có phần lỗi của bố mẹ, đưa ra sự hi sinh mù quáng, thiệt thân và làm thui chột ở chúng tính tự lập. Ông bà sức đã yếu, khó mà đủ lực để “bon chen” như cánh trẻ, nhưng vẫn cố tùng tiệm, nhặt nhạnh được đồng nào cất kỹ đồng ấy. Cuối cùng cũng mua được ô đất cho cậu út. Rủi thay, ít lâu sau ông đột ngột bị tai biến, bán thân bất toại, sau những buổi thức, ngủ thất thường, gắng sức làm việc. Mình bà chăm ông cơ thể cũng suy nhược dần dần. Tiền đội nón ra đi, vợ chồng anh út chẳng được nhờ bố mẹ trong việc xây nhà và đón rước con cho thì bắt đầu tị nạnh với anh trai, kêu anh phải gánh trách nhiệm, giờ em phải đi lo cho vợ con em, còn chưa có nhà mà ở. Ông anh sửng cồ lên: “Bố là bố chung, chúng mày được lo mảnh đất to thế còn muốn gì nữa… Tao biết thừa vợ chồng mày kiếm được tí tiền nhưng cũng chỉ bo bo giấu vào cạp váy, luôn giả nghèo giả khổ “đóng cửa bịch đi ăn mày”. Thế là đến lượt vợ chồng cậu em lại quay ra cãi cọ nhau, cô vợ trách móc chồng, mua được đất rồi sao không cố vay mượn mà xây nên căn nhà, để giờ vẫn phải vạ vật sống chung khó chịu. Bà nghe được nước mắt lại rưng rưng, bà đã vô tình trao cho chúng cái tính vừa ỷ lại vừa hèn kém ích kỷ. Như thế chắc chắn không phải là thương con rồi. TSL |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|