Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Cảnh ngộ 'ví lép' của các ông chồng Nhật
Là người kiếm tiền nuôi vợ con ở nhà, nhưng nhiều ông chồng Nhật vẫn chỉ dám hài lòng với khoản tiền tiêu vặt nho nhỏ mỗi tháng vợ đưa, và nó đang teo tóp đi một cách kỷ lục.
Cảnh ngộ 'ví lép' của các ông chồng Nhật Là người kiếm tiền nuôi vợ con ở nhà, nhưng nhiều ông chồng Nhật vẫn chỉ dám hài lòng với khoản tiền tiêu vặt nho nhỏ mỗi tháng vợ đưa, và nó đang teo tóp đi một cách kỷ lục.
Mariko Oi cho biết 74% ngân sách gia đình của người Nhật được các bà vợ kiểm soát. Ảnh: BBC.

Ngày 15 mỗi tháng là sự kiện lớn với anh Yoshihiro Nozawa, vì đó là ngày anh lĩnh lương. Nhưng, dù là người làm ra tiền nuôi cả nhà, anh không được giữ chúng, mà phải chuyển toàn bộ cho vợ, chị Masami.

Chị kiểm soát ngân quỹ gia đình, và mỗi tháng bỏ vào túi anh một khoản 30.000 yên (khoảng 381 đô la), là số tiền anh sẽ phải dè sẻn chi tiêu cho cả tháng. Để dễ hình dung, nó chỉ bằng với khi gia đình 4 người của anh tiêu một ngày tại trung tâm Disnayland ở Tokyo.

"5 ngày cuối cùng từ ngày thứ 10 hàng tháng thường là khoảng thời gian khó khăn nhất", Yoshihiro nói.

Yoshihiro là người kiếm tiền nuôi cả nhà, nhưng mỗi tháng anh chỉ nhận được khoản tiền nhỏ tiêu vặt. Ảnh; BBC.

Yoshihiro và Masami có 2 con, một bé 6 và một bé 8 tuổi. Chúng là lý do khiến chị vợ chỉ bỏ vào túi anh số tiền hạn chế ấy.

"Tôi bắt đầu kiểm soát ngân quỹ gia đình từ khi nghỉ làm ở nhà chăm con. Đột nhiên, cả nhà chỉ còn lại một nguồn thu nhập duy nhất, và học phí cũng như tiền học thêm của bọn trẻ trở nên quá lớn", chị Masami nói trên BBC.

Yoshihiro gật đầu xác nhận điều đó, nhưng cũng nói thêm rằng 30.000 yên không làm được gì nhiều ở cái thành phố đắt đỏ nhất thế giới này.

"Mỗi sáng cô ấy chuẩn bị cơm hộp ăn trưa cho tôi, và điều đó đã giúp rất nhiều", anh nói khi đang ăn trưa một mình trong một công viên gần cơ quan.

Thứ xa xỉ duy nhất với anh giờ là thuốc lá, nó ngốn mất khoảng 1/3 số tiền được phép tiêu của anh mỗi tháng. "Tôi nghĩ có lẽ phải ngừng hút nếu giá cả cứ tiếp tục tăng lên thế này", anh nói.

Yoshihiro có thể ăn trưa một mình, nhưng tình cảnh như anh không phải là duy nhất. Theo một khảo sát do công ty nghiên cứu Softbrain Field thực hiện, 74% ngân quỹ của các gia đình Nhật do các bà vợ quản lý, và đó không chỉ là các cặp vợ chồng có con nhỏ.

Anh chồng 47 tuổi Taisaku Kubo cũng chỉ nhận được 50.000 yên mỗi tháng từ vợ mình - chị Yuriko - trong vòng 15 năm qua.

Mỗi năm, Kubo đều cố gắng thảo luận để nâng định mức này lên, nhưng vợ anh đưa ra một biểu đồ chi tiết tiết lý giải vì sao điều đó không thể. Biểu đồ ấy cho thấy tiền tiêu vặt của Kubo đã chiếm 8,8% ngân quỹ mỗi tháng của cả nhà.

"Khoản chi lớn nhất là tiền trả nợ nhà và các loại thuế. Chúng tôi không có con vì thế tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi có đủ tiền tích lũy sau khi về hưu", Yuriko nói.

Và vì điều đó, Taisaku đã thua vợ trong chiến dịch đòi tăng tiền tiêu vặt. "Tôi đã phải bỏ xe hơi, xe máy và nhiều thú vui đắt đỏ khác", anh cười nói.

Nhưng mức tiền vợ cho anh - 50.000 yên mỗi tháng - thực tế còn cao hơn nhiều so với mức trung bình tại quốc gia này.

Theo ngân hàng Shinsei, thực hiện nghiên cứu xu hướng từ năm 1979, mức tiêu vặt trung bình tháng là 39.600 yên vào năm ngoái. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 76.000 yên vào năm 1990, khi mọi người nghĩ rằng kinh tế Nhật Bản đang ở đỉnh cao.

Nhưng kể từ đó (khi giá cổ phiếu giảm mạnh từ thập kỷ 1990, và nhiều công ty Nhật rơi vào suy thoái), mức tiêu vặt này không bao giờ trở lại được như cũ, mà ngày càng teo tóp đi.

Hiện nay, nhiều bà nội trợ không có thời gian làm cơm trưa cho chồng đã cấp thêm cho họ tiền ăn trưa mỗi ngày, khoảng 500 yên - tương đương 6,5 đôla. Số tiền đó hầu như chỉ đủ mua một bát mỳ hoặc một chiếc bánh kẹp ăn nhanh.

Mức chi tiêu cho bia rượu cũng bị cánh đàn ông cắt giảm kỷ lục. Trung bình, họ chỉ dành 2.860 yên mỗi tối cho việc nhậu nhẹt, chưa bằng một nửa so với cách đây 3 năm.

Vậy sao đàn ông Nhật không tự mình kiểm soát ngân quỹ gia đình?

"Tô không nghĩ rằng nhiều đàn ông vui vẻ khi phải chuyển hết lương cho vợ. Nhưng họ cảm thấy bổn phận phải kiếm tiền cho gia đình, ngay cả khi họ phải chịu thiệt", nhà tư vấn nghề Takao Maekawa ở công ty FeelWorks cho biết.

Theo truyền thống, chính sự kết hợp giữa những người đàn ông làm công ăn lương - hay còn gọi là giới cổ cồn trắng ở Nhật - và các bà nội trợ làm việc nhà đã mang lại sự tăng trưởng cho kinh tế Nhật sau Thế chiến 2.

Trước cảm giác thiệt thòi này, một số ông chồng đã thử nắm "tay hòm chìa khóa" thay vợ. "Chồng tôi đã thử làm điều đó, nhưng rồi anh ấy nhanh chóng chuyển nhiệm vụ đó lại cho tôi", Masami Nozawa, có chồng là Yoshihiro sống bằng 30.000 yên tiêu vặt mỗi tháng, kể.

Và chồng cô, Yoshihiro, thừa nhận điều đó. "Giờ thì tôi hiểu việc quản lý tiền khó đến mức nào. Ngay cả nếu tôi có được tăng lương, tôi cũng không hy vọng nhiều sẽ được tăng tiền tiêu vặt", anh nói.

Ngày nay, ngày càng nhiều gia đình Nhật có cả hai vợ chồng cùng đi làm lấy lương, bởi một người đi làm không đủ.

Với các gia đình vẫn tuân theo mô típ truyền thống - vợ ở nhà - như Yoshihiro và Taisaku, các ông chồng buộc phải tìm đến các quán bar rẻ hơn nếu không muốn đốt sạch số tiền tiêu vặt cả tháng của mình trong nháy mắt.

T. An (theo BBC)

14 14 người


Tin đã cập nhật trước đó
   Album “Bố và con gái...
Những bức hình ngộ nghĩnh của một ông bố vụng về bên con gái nhỏ khi mẹ đi vắng sẽ...

   Bé háo hức nặn tò...
Có cô bé mím môi cố nặn chiếc hoa bằng đất sét thật đẹp; các bé vất vả làm cái...

   Con gái thủ dâm sợ...
"Mỗi lần thủ dâm tôi thấy mình xấu xa tội lỗi lắm. Tôi chỉ sợ bị người khác nhìn thấy....

   Những ông bố đảm đang
Dậy sớm vệ sinh giúp con, mặc quần áo, cho bé ăn sáng, đưa đi học, chiều đón về phục...

   Mẹo tiết kiệm chi phí...
Làm thế nào để gia đình luôn có những bữa ăn ngon mà không quá tốn kém? Câu hỏi này...

   Mong vợ hiểu
Bố bảo “con xuống xin lỗi mẹ đi” thế là đứa bé lật đật chạy xuống lay lay tay chị...

   Lấy phải chồng thích 'nói...
“Cưới về một thời gian là anh ấy hay giận dỗi vô cớ, lấy đó để đánh tôi nhừ tử....


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top