Bé hay cắn móng tay khi xem tivi, điều này không lịch sự. Để thay đổi, bạn hãy khuyến khích chơi trò lắp ráp khi xem tivi, để đôi tay bé có thể vận động và không nghĩ đến chuyện đưa tay lên cắn. | |
Trẻ thường có những thói quen nhất định như: cắn móng tay, mút ngón tay, ngoáy mũi, ngậm đồ chơi... Phần lớn các thói quen sẽ tự biến mất khi trẻ lớn dần lên. Nhưng nếu thói quen của trẻ ảnh hưởng đến việc hằng ngày, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bé thì bạn cần phải giúp con loại bỏ những thói quen này. Chẳng hạn như việc mút ngón tay, đây là thói quen bình thường mà hầu hết trẻ nào cũng có. Nhưng có một số trẻ lúc nào cũng mút tay, thậm chí ngay cả lúc ăn hoặc thậm chí trẻ bị nôn trớ vì cho tay vào miệng. Raisingchildren đưa ra một số cách để bạn giúp bé bỏ những thói quen không tốt: - Một lời nhắc nhẹ nhàng có thể là đủ. Chẳng hạn, nếu trẻ gặm tay áo, bạn có thể nói: "Con đừng nhai tay áo mình thế, nó thực sự hơi ghê". Có thể lúc đầu không có tác dụng, nhưng về sau trẻ sẽ ghi nhớ và không lặp lại nữa. - Thói quen của trẻ có thể hình thành vì quá rảnh rỗi. Vì thế, bạn hãy thuyết phục con làm một việc nào đó khác trong những lúc không làm gì. Chẳng hạn, khi xem tivi một số trẻ thường cắn móng tay vì tay rỗi rãi không có gì để làm. Bạn có thể bảo con chơi trò lắp ráp đồ vật trong khi xem tivi hoặc bất cứ việc gì cần dùng đến tay. - Cha mẹ chính là một tấm gương cho con cái. Vì thế, nếu bạn thấy trẻ bắt đầu có một thói quen không tốt, bạn hãy thử nhìn lại xem có người lớn nào trong nhà có thói quen như thế không. Chẳng hạn, một số nghiên cứu cho thấy việc cắn móng tay có thể truyền qua những thành viên trong nhà. - Những thói quen có thể đi cùng nhau, chẳng hạn mút ngón cái và lôi tóc. Khi bé không mút tay nữa thì thói quen lôi tóc cũng sẽ biến mất theo. - Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý nếu đã 3 tuổi mà bé vẫn còn mút tay thì đó thực sự là một vấn đề về răng của bé. Bạn hãy đến gặp nha sĩ và tìm sự giúp đỡ. Nếu bạn nghĩ sự lo lắng chính là nguyên nhân dẫn đến thói quen không tốt thì bạn hãy giải quyết sự lo lắng của bé trước. Khi đó, thói quen kia cũng sẽ tự động biến mất. Phương Trang |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|