Nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, đưa con đi học… những công việc có tên này cùng những công việc không tên khác nằm trong đống công việc ngổn ngang hàng ngày của hầu hết phụ nữ. | |
Nhiều phụ nữ hiện đại từng thốt lên, than thở rằng “mình là ô-sin của cái nhà này”. Làm thế nào để người phụ nữ hiện đại vẫn giữ được chữ “công” với gia đình vừa vẹn toàn chữ công trong công tác? Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng, lỗi trước tiên chính là của… phái nữ.
Thực sự, nhiều người coi mình là nữ tướng, không tin tưởng giao việc cho chồng, không sẵn sàng dạy việc cho con. Kết quả là một ông chồng to đùng chỉ ngồi chơi và những đứa con lông nhông chạy ra chạy vào làm vướng chân thêm kẻ tất bật là người vợ. Tại sao phải thế?
Điều đầu tiên phải làm là giao việc, giao việc và giao việc. Mỗi thành viên trong gia đình phải đảm nhận một công việc khác nhau, phù hợp với sức khỏe, sở thích và điều kiện. Nhưng nhất định phải có kiểm tra và khen ngợi kịp thời.
Nguyên nhân thứ hai là do những ông chồng lười biếng. Với những đối tượng đặc biệt này, phải tùy “bệnh” mà cho đơn thuốc. Còn nhớ câu chuyện vui của một cô bạn tôi. Cô ấy trót lấy phải đức ông chồng lười. Nhiều phen năn nỉ, gây sức ép... đều không thể khiến lang quân nhúng tay vào việc.
Một ngày, cô biến mất, để lại khung cảnh nhà cửa lộn xộn, quần áo bẩn chất đống, cơm để từ hôm trước nguội ngắt trong nồi, hóa đơn điện, nước, điện thoại... chưa thanh toán chờ sẵn ở bậc cửa. Người chồng lười biếng trở về nhà khoan khoái như mọi ngày, nhưng rồi nhận ra sự khác biệt. Ban đầu ngạc nhiên, sau rồi tức giận, đến ngày hôm sau, vẫn không gọi được vợ về, thì bắt đầu nhũn, nhúng tay vào dọn dẹp. Dĩ nhiên, sự dọn của anh không thể gọi là hoàn hảo, nhưng đó cũng là bắt đầu cho một “chương” mới trong sự nghiệp làm chồng.
Không phải ai cũng áp dụng được bài học của ai, nhưng với những ông chồng lười, hãy thử áp dụng hết các phương pháp, từ mặn đến ngọt. Hãy thử áp dụng, miễn đừng “quá lửa”.
Theo Gia đình & Xã hội |
© 2003 - 2004 Bản
quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam -
http://www.lmvn.com
|