Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Góc tâm hồn
Quê tôi đẹp lắm, bạt ngàn rừng cọ, bát ngát đồi chè và cả những vườn sơn, cây nứa... Những đồi chè xanh mướt ngút ngàn chen nhau đứng san sát, để rồi ngành chè đi vào hoạt động giúp hàng nghìn lao động địa phương có việc làm.
 
Ngày học tiểu học, do cái gọi là hoàn cảnh mà tôi được gửi về ở cùng ông bà nội, mỗi cuối tháng bố mẹ mới về thăm và tiếp tế. Ngày ngày ông đưa đón tôi đi học sau đó lại tiếp tục công việc của mình. Nghề đan cót, đan bồ ở đây được coi là một nghề phụ lúc nông nhàn. Đến mùa người dân vào rừng lấy nứa, chọn những cây to, dóng dài gọi là nứa năm, nứa bảy, pha ra, chẻ rồi phơi. “Tre chẻ gốc, nứa chẻ ngọn”, làm bằng nứa thì chẻ đều tay có độ dày chặt chẽ, vừa đủ, để tiết kiệm nguyên vật liệu, chẻ dày quá sẽ cứng, chẻ mỏng quá bồ đan lên sẽ yếu.

 

Chúng tôi thường thích thú đòi học đan cùng và khi đã chán thì lại đùa bên những thành quả của ông, để chơi trốn tìm, nghịch ngợm. Mỗi khi thấy bọn trẻ quá trớn, ông chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, chẳng nặng lời bao giờ. Đến nay ít người dùng đến những bồ, cót, họ đã có thùng đựng chuyên dụng, ông thì mắt cũng đã mờ, chẳng nhanh tay đan lát được như ngày nào.

 

Còn nhớ hồi ông bà mới xây được căn nhà gạch khang trang thay ngôi nhà đắp đất, lợp mái lá từ thời cũ. Ngôi nhà mới gần như sang nhất làng, lợp ngói đỏ, có quét ve trắng tinh tươm, nền gạch sạch sẽ. Nhưng những điều ấy với đứa con nít như tôi không quan trọng, mà sung sướng nhất là tôi có chỗ thể hiện sự tài hoa của mình, đó là vẽ các tác phẩm theo tôi là chỉ đẹp mới được trưng lên bức tường trắng sáng ấy, để rồi chúng đã khiến tôi mỗi khi nhìn thấy lại lặng lẽ nhớ...

 

“Cái gì thế này, cháu gái?”.

 

“Cô gái cầm bông hoa Sen bà ạ!”.

 

“Sao cô gái người lại vuông? Mà hoa Sen đây ư, bà thấy như hoa Cúc ấy!”.

 

“Không, bà chả hiểu, người phải vuông thì mới khỏe mạnh chứ ạ! Hoa cúc cũng xòe ra thế này nhưng cánh nó bé hơn. Cháu vẽ theo bức cô gái bên hoa Sen nổi tiếng đấy”.

 

“Ừ, thế thành họa sỹ nổi tiếng đi, bức tường này bà sẽ để thế mãi”.  

 

Bố tôi về, nhìn thấy bức vẽ gần chính diện ngôi nhà thì vô cùng tức giận, định nện cho tôi một trận nhưng bị bà quát cho nên lại thôi. Bố chỉ lẩm bẩm: “Bà lúc nào cũng chiều cháu, nó sinh hư!”. Bà lại cười mủm mỉm.

 

Hôm vừa rồi tôi về thăm, mừng ông bà cùng sang tuổi tám mươi, vẫn thấy rõ vết chì đen vẽ loằng ngoằng trên tường. Tự dưng mắt nhòa đi. 

 

Làng quê thay đổi, người nông dân chân chất, đôn hậu không còn phải lam lũ, cơ cực như trước. Tôi vui, song trong dạ chợt bồi hồi, tiếc về những yêu thương ngày xưa, về những làng nghề một thời là cần câu cơm của cả gia đình. Thèm được quay trở về tuổi thơ, như về với quê hương, đất mẹ.

 

Triệu San


Tin đã cập nhật trước đó
   Bi kịch teen nam bị...
Dù gần 30 tuổi nhưng Thuận vẫn chẳng đoái hoài đến chuyện lứa đôi, bởi anh luôn bị ám ảnh...

   Hiểu đúng để dạy bé
“Bé chơi chung với nhau dù có chí chóe vẫn tốt hơn nhiều so với các bé ngồi ngoan mỗi...

   Dâu trưởng - vừa oai...
Về làm dâu nhà Minh, từ “cô út” được cưng chiều, Thảo bỗng trở thành một nàng dâu trưởng của...

   Để con không mắc bệnh...
Sở hữu hai căn biệt thự, có ôtô bạc tỷ, thế nhưng suốt 10 năm, anh Hưng vẫn hằng ngày...

   "Em không muốn liên lạc...
Có thể bực mình với một anh chàng muốn xin số điện thoại của bạn không? Tất nhiên không. Bởi...

   Cứ 2-3 ngày, Việt Nam...
Ngày 14-15/12, tại TP Huế diễn ra hội thảo “Vai trò của nữ nghị sĩ trong việc thúc đẩy các...

   Tình đầu, tình cuối
Nàng gặp lại Vinh khi đã có cuộc sống gia đình rất tốt đẹp, song vẫn còn gì đó gợn...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top