Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Cụ bà 11 năm 'mớm' chữ cho trẻ bụi đời
Chứng kiến cảnh những đứa trẻ bụi đời, hành khất, bán vé số ước ao được đi học nhưng không có điều kiện đến trường, bà Nương động lòng thương đã gom các em về nhà mình và tổ chức dạy chữ cho chúng.
>

Từ đó đến nay đã 11 năm trôi qua, hàng nghìn trẻ mồ côi, lang thang hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã được bà cụ 70 tuổi dạy cho biết đọc, biết viết. Trong số đó, nhiều người đã thành đạt, lập gia đình và có công việc ổn định, một số khác thì tiếp tục học cao hơn tại các ngôi trường khang trang trong thành phố.

Kể về những học trò của mình, bà cụ cười hiền, đôi mắt ánh lên niềm hãnh diện bảo: "Mặc dù không tiếp thu nhanh như học sinh ở các trường khác nhưng các em chăm chỉ và ham học lắm. Mình cũng mong sao khi có tri thức thì tương lai của chúng sẽ bớt lam lũ hơn. Chỉ cần thấy các em nên người là tôi vui rồi, vì thế tôi sẽ tiếp tục làm công việc này cho đến khi nào không còn sức mới thôi".

Bà Nương đang dạy em nhỏ làm toán trong một lớp học tình thương tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP HCM. Ảnh: Ngoan Ngoan.

Nằm nép mình dưới chân cầu Tân Thuận (đoạn bắc qua kênh Tẻ, quận 7, TP HCM), lớp học tình thương của bà Lữ Thị Lệ Nương hàng ngày vẫn có trên 50 học sinh từ lớp một đến lớp 5 cần mẫn đánh đu với con chữ. Hầu hết các em là con của dân vạn đò sống trên ghe thuyền rày đây mai đó, hoặc là trẻ bụi đời tha phương cầu thực. Ngoài những giờ học trên lớp, chúng phải tự bươn chải kiếm sống bằng đủ mọi nghề như: bán vé số, nhặt ve chai, xin ăn...

Cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của bà Mười (tên thân mật của bà Nương), nhiều giáo viên, sinh viên cũng tình nguyện đến giúp dạy học cho các em để chung tay với bà trong công tác "trồng người". Từ lớp học ban đầu ở nhà bà Mười chỉ có vài học sinh, cho đến nay đã có hàng nghìn thế hệ học sinh "ra trường" và được cấp bằng tốt nghiệp để xin việc làm hoặc tiếp tục học lên lớp cao hơn.

Trong số các thầy cô từng tham gia dạy học tại trung tâm, thầy Đào Duy Tuấn Tú là người có thâm niên lâu nhất. Thầy kể, thời gian đầu rất khó khăn, do chưa có trường học nên bà Mười phải mượn nhà người quen làm nơi dạy học cho trẻ. Sau đó, do con số học sinh ngày một đông hơn nên bà lại phải mượn tạm kho chứa hàng của xưởng may Kim Nam để làm nơi "cho chữ".

Và đến nay, chính quyền UBND Phường Tân Thuận Tây đã cho phép bà Mười dời trường học tình thương đến địa điểm sinh hoạt cộng đồng của phường. Từ đó các lớp học đi vào quy củ, nề nếp. Mỗi năm trường đều có tổ chức thi cử và cấp bằng tốt nghiệp tiểu học cho học sinh khi hoàn tất chương trình học.

Khuôn mặt rám nắng của những đứa trẻ vạn đò phải tự mưu sinh bằng nghề bán vé số, lượm ve chai, xin ăn... sống trên những chiếc ghe lụp xụp ở kênh Tẻ. Ảnh: Ngoan Ngoan.

Người dân sống quanh khu vực cầu Tân Thuận cũng cho biết, đã từ lâu hình ảnh một bà lão tóc bạc phơ, hàng ngày đạp xe lặn lội đến từng ngõ ngách, vào từng chiếc ghe lụp xụp để thăm hỏi và động viên trẻ em đến trường đã trở nên quen thuộc. Mọi người ai cũng thầm cảm ơn bà cụ vì nhờ có bà mà trẻ em lang thang được đi học. Được bà Mười dạy dỗ, các em này cũng bớt quậy phá, trộm cắp, đánh nhau giúp cho tình hình an ninh khu vực mỗi ngày một tốt hơn.

Bà Lê Thị Đẹp, làm nghề bán tạp hóa dưới ghe, có cháu nội đang theo học lớp một tại trường tình thương tại của bà Mười cho biết, cha mẹ của cháu ly dị nhau từ khi cháu còn rất nhỏ. Do hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống neo đậu bấp bênh rày đây mai đó nên ông bà không thể lo cho cháu đi học. Cho đến khi bà Mười đến nhà thăm hỏi động viên, Danh cứ nằng nặc bà nội cho đi học.

Nhìn đứa cháu nội từ hôm đi học về trở nên ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ học hành, bà Đẹp cảm động nói: "Chỉ mong sao cuộc sống của cháu đỡ khổ hơn ông bà của nó. Hàng ngày tôi cố gắng làm việc để dành tiền hy vọng sau này khi học hết lớp 5 ở trường tình thương, tôi sẽ lo cho cháu học cao hơn ở một trường trong thành phố".

Hiện nay ngoài những giờ lên lớp, em Cao Văn Danh (cháu nội của bà Đẹp) còn đi khắp nơi lượm ve chai để kiếm tiền phụ ông bà. Khi được hỏi về ước mơ sau này, cậu trò tinh nghịch cười tươi khoe hàm răng sún dõng dạc bảo: "Em thích làm thầy giáo để sau này dạy học cho các em bé".

Em Cao Văn Danh (cầm bút chì đỏ), mồ côi cha mẹ từ nhỏ đang hàng ngày cần mẫn học chữ với ước mơ lớn lên làm thầy giáo để tiếp tục dạy học cho các em nhỏ. Ảnh: Ngoan Ngoan.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó chủ tịch phường Tân Thạnh Tây cho biết, ở khu vực quanh kênh Tẻ này có rất nhiều bà con lao động đến đây lập nghiệp. Họ sống tạm bợ trên ghe thuyền, làm nghề buôn bán trái cây, chở xe ôm do không có giấy tờ tạm trú nên rất khó quản lý. Hầu hết con em của những gia đình này đều phải tự thân kiếm sống và không có cơ hội đến trường. Vì thế chính quyền địa phương đánh giá rất cao việc làm của bà Mười trong công tác phổ cập giáo dục và chăm lo đời sống cho trẻ em trên địa bàn.

Ngoài ra bà Hằng cũng cho biết, vào các dịp lễ thiếu nhi như Trung thu, ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6, các cán bộ cấp quận, phường và phòng giáo dục cũng xuống thăm, tặng quà và động viên các em học hành. "Trẻ em là mầm non của xã hội nên chúng tôi luôn quan tâm tạo điều kiện về tinh thần và vật chất để các em được đi học, đăc biệt là hững em có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ cần dân trí được nâng lên thì tệ nạn xã hội sẽ giảm xuống", bà Hằng nói.

Ngoan Ngoan


Tin đã cập nhật trước đó
   Khó xử với ông chồng...
Vô tình đọc đoạn chát của chồng với bạn, chị Nhài suýt té ngửa khi thấy anh xã khoe mình...

   Ba đời khốn khổ vì...
Chứng bệnh "say say" kỳ lạ di truyền từ bà nội đến cha, rồi nay hành hạ bòn rút sinh...

   Thấp thỏm lo người thân...
Đứng ngồi không yên vì không thể liên lạc được với gia đình ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, Thanh (Phương...

   Đau đầu chuyện tặng quà...
Có cậu con trai vừa bước vào lớp một, ngay từ hôm 17/10, chị Xuân (Khâm Thiên, Hà Nội) đã...

   Cha mẹ vô tình dạy...
Vừa mua cho cậu con trai 7 tuổi chiếc xe đạp địa hình, chị Toan vừa dặn dò: "Xe này...

   Bé không biết ăn cơm...
Khi nhỏ thấy con ăn hay nôn, ọe, chị Trầm thường xay nhuyễn mọi thứ cho bé. Đến khi cu...

   Khu phố náo loạn vì...
Hai bà Loan và Mai là bạn hàng buôn bán vàng thân thiết với nhau. Sáng nay, bà Loan đến...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top