Tìm kiếm: Video    Nhạc Mp3    Tin tức

Trang Tin Tức

Dành cho QC:
Đổi giờ học làm xáo trộn sinh hoạt gia đình
"Có nhiệm vụ đưa đón con đến trường nhưng buổi sáng 7h bố đã phải dạy mà 7h30 con mới vào lớp, 17h con tan thì bố 19h vẫn trên bục giảng", anh Tuấn, giáo viên một trường cấp 3 ở Tây Hồ, Hà Nội than thở.
>
>
Đổi giờ học làm xáo trộn sinh hoạt gia đình "Có nhiệm vụ đưa đón con đến trường nhưng buổi sáng 7h bố đã phải dạy mà 7h30 con mới vào lớp, 17h con tan thì bố 19h vẫn trên bục giảng", anh Tuấn, giáo viên một trường cấp 3 ở Tây Hồ, Hà Nội than thở. > >

Có con gái học lớp 10, con trai lớp 5, vợ chồng anh Tuấn (Hà Nội) không biết tính toán sao để "khớp" lịch sinh hoạt của cả nhà, khi Hà Nội bắt đầu thực hiện thay đổi giờ học giờ làm từ ngày mai, 1/2.

Anh Tuấn kể, con gái anh đang học bán trú tại trường Đoàn Thị Điểm. Trước đây, cứ 16h là cháu tan học rồi đi xe bus về tới nhà là16h30-17h. Khi đó bố mẹ cũng đón cậu em trai về, rồi cả nhà cùng ăn tối khoảng 18h30 để kịp cho cô chị đi học thêm vào 19h.

"Bây giờ sau 19h con mới tan học thì 20h tối mới về đến nhà, lịch sinh hoạt cả gia đình đảo lộn. Hơn nữa, mỗi tuần con phải học thêm 3 buổi thì cũng không thể sắp xếp được, có khi phải chuyển sang lớp nào mở từ 21h tới 23h đêm may ra mới kịp", anh Tuấn thở dài.

Ảnh minh họa: Minh Thùy.
Việc điều chỉnh giờ học của trẻ và giờ làm của cha mẹ ảnh hưởng tới nếp sinh hoạt của không ít gia đình. Ảnh minh họa: Minh Thùy.

Bản thân anh Tuấn là giáo viên cấp 3 cũng chưa biết sắp xếp công việc thế nào để hoàn thành nhiệm vụ đưa đón cậu con trai thứ hai đang học lớp 5.

"Nếu mình dạy tiết đầu thì 7h sáng đã phải có mặt ở trường, trong khi 7h30 cô giáo mới nhận con. Đưa con đi sớm quá thì cũng khổ, còn không thì mình muộn dạy. Buổi chiều mới nan giải vì 17h lớp con tan trong khi có hôm bố phải dạy tiết cuối tới 19h tối", anh Tuấn kể.

Tuyến đường đi làm của vợ anh lại ngược hướng với đường tới trường của con nên chị không thể làm thay nhiệm vụ của chồng. "Mình cũng đang tính đến phương án nhờ người đưa đón con, nhưng như thế thì vừa không yên tâm, vừa tốn kém", anh Tuấn bày tỏ.

Từ ngày 1/2, Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận và hai huyện là Từ Liêm và Thanh Trì. Theo đó, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h, tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.

Thay đổi này tác động mạnh nhất đến học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và kéo theo nhiều thay đổi đối với không ít gia đình.

Tâm sự trên một diễn đàn mạng, chị Nhung, giáo viên một trường tiểu học ở Cầu Giấy cho biết, vì nhà cách trường gần 10 km nên trước đây, dù lớp tan từ 16h30 nhưng phải đợi học trò về hết nên 17h chị mới bắt đầu về và gần 18h mới tới nhà. Bây giờ, nếu 17h mới tan trường thì 18h30-19h chị mới có mặt ở nhà, chưa kể mỗi tháng phải họp hội đồng ở trường ít nhất một tiếng sau khi hết giờ.

"Như thế thì thời gian nào để lo cho con cái, làm việc nhà, soạn giáo án, tắm rửa đây", chị Nhung thổ lộ.

Hai anh em Minh Vũ, Minh Văn (Cổ Nhuế, Hà Nội) cũng đang đau đầu khi biết lịch học mới. Vốn ở ngoại tỉnh, anh học năm thứ ba Đại học Ngoại Thương, em vừa vào năm nhất Đại học Mỏ nên để tiết kiệm, hai anh em thuê nhà khu Cổ Nhuế cho rẻ. Thường ngày, Vũ phải dậy sớm bắt hai tuyến xe bus tới trường trước 7h30. Nhưng từ học kỳ này, nhà trường thay đổi lịch, giờ học bắt đầu từ 6h30, chàng sinh viên lại phải dậy sớm hơn nữa.

"Trời lạnh mà phải đợi xe sớm quá thì cực lắm, trong khi bọn em lại hay phải thức khuya. Em đang tính có lẽ hai anh em không thể ở được với nhau nữa mà em phải tìm thuê nhà gần trường cho kịp đi học thôi", Vũ nói.

Bên cạnh nhiều gia đình lo lắng trước những xáo trộn có thể xảy ra khi giờ học, giờ làm thay đổi, không ít người vui mừng.

Chị Liên Chi (làm việc tại một trung tâm tâm thương mại tại Đống Đa, Hà Nội) ngày maisẽ làm việc từ 9h tới 18h, thay vì từ 8h tới 17h như trước.

"Trước đây mình đi làm hết gần một tiếng thì giờ chỉ mất chưa đầy 30 phút vì đường lúc đó sẽ vắng hơn. Đi nhanh hơn, nên cũng sẽ tiết kiệm được cả tiền xăng. Buổi sáng mình cũng có thể ngủ thêm một chút, ở nhà chăm con nhiều hơn", chị Chi bày tỏ.

Chị Chi có con nhỏ hơn một tuổi đang nhờ người giúp việc chăm. Bình thường, dù 8h mới làm việc nhưng chị phải ra khỏi nhà từ 7h - khi cậu con trai còn chưa ngủ dậy - mới kịp tới nơi vì quãng đường từ nhà tới cơ quan luôn tắc nghẽn.

"Đi làm muộn một chút nhưng mình thấy thảnh thơi hơn bao nhiêu. Chỉ lo sau này con lớn hơn, không thuê giúp việc nữa thì không tiện đưa đón con đi học lắm. Lúc đấy lại phải nghĩ kế khác vậy", chị Chi bày tỏ.

Đưa con đi học sáng nay, chị Bình (tổ 19 Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) cũng thấy mừng khi đọc bảng thông báo từ ngày mai, thay vì trả trẻ lúc 16h-16h45 chiều như trước thì các cháu sẽ về trong khoảng 16h-17h30.

"Chồng thì 18h chiều mới tan, mình làm nhà nước 16h30 được về, nhưng cơ quan ở xa, đi đúng tầm đông, ít nhất cũng 17h mới về tới nơi, nên toàn phải cuống cuồng mới kịp mà khi ấy cũng chỉ còn mình con trong lớp", chị Bình kể.

Chị Bình cho biết, vì khó khăn về giờ giấc đưa đón bé, bản thân chị nhiều khi phải trốn về trước giờ, hoặc không dám nhận làm thêm việc. Thời gian trước, vợ chồng chị còn bàn nhau có lẽ phải chuyển con sang trường tư hoặc một trường công khác có lớp trả muộn để công việc thuận tiện hơn. "Nhưng giờ thì bớt được một mối lo rồi", chị Bình nói.

Vương Linh


Tin đã cập nhật trước đó
   Quyết định ở nhà làm...
Đợt cao điểm lắm việc, bố mẹ phải gửi con về quê, cả hai đi liên miên, nhà đóng cửa...

   Con cái du lịch Tết,...
Đã ba năm nay, cứ dịp tết là cả nhà chị Nhàn lại rủ nhau đi du lịch nước ngoài....

   Mua láng giềng gần trong...
Nhà ở trong khu dự án chưa hoàn thành, nhà thuê chuẩn bị hết hạn, bị chủ nhà lấy lại...

   Nếp sinh hoạt của trẻ...
Quen chơi khuya và ngủ thả phanh tới 8-9h sáng suốt đợt nghỉ Tết dài, sáng nay, cu Bin nhất...

   Say xỉn, chớ gọi cho...
11 giờ đêm rồi, bạn vừa tan cuộc “giải sầu” bên ly rượu cùng mấy cô bạn gái, tự thấy...

   Phận dâu ngày Tết
Đi làm đầu năm mà chị Thủy Trúc, nhân viên công ty L.A (quận 7 - TPHCM), mặt mày bí...

   Làm gì với tiền mừng...
Tiền lì xì đã trao cho trẻ là của trẻ, mẹ tịch thu thì không được, nhưng để cho trẻ...


 

© 2003 - 2004 Bản quyền thuộc về Liên Mạng ViệtNam - http://www.lmvn.com
®Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Mua bám tiệm Nail, Cần thợ Nail, BáoNail

Return to top